Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
2025/07/24 16:18
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Được phát động từ ngày 6/9/2022 tại Hà Nội, cuộc thi do nhà văn Khuất Quang Thụy - khi đó là Tổng Biên tập Báo Văn nghệ làm Trưởng ban tổ chức. Sau khi ông nghỉ hưu và qua đời, bà Nguyễn Hồng Liên, Phó Tổng Biên tập phụ trách báo, tiếp nhận vị trí này. Hội đồng Giám khảo cuộc thi do nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam làm Chủ tịch. Bên cạnh đó là Ban cố vấn chuyên môn gồm các nhà văn Sương Nguyệt Minh, Văn Chinh, Lê Hoài Lương và Nguyễn Trường.
Cuộc thi được phát động trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 và sự phát triển ồ ạt của trí tuệ nhân tạo (AI) đang đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của con người trong sáng tạo nghệ thuật. Đây cũng là giai đoạn thể loại truyện ngắn được cho là đang mất dần sức hút với cả người đọc và người viết. Chính vì vậy, cuộc thi lần này không chỉ là một sân chơi, mà còn là phép thử quan trọng cho sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện nay.
Tác phẩm "Bờ sông lặng sóng" của Vũ Ngọc Thư và tác phẩm "Trăm Ngàn" của Ngô Tú Ngân là hai tác phẩm đoạt giải Nhì của cuộc thi.
Khác với các mùa trước, cuộc thi kéo dài tới hai năm và có thể lệ linh hoạt hơn về số lượng và độ dài tác phẩm. Ban tổ chức đặc biệt kỳ vọng vào lực lượng tác giả trẻ, không chỉ tính theo độ tuổi dưới 40, mà còn bao gồm những cây bút mới xuất hiện trên văn đàn.
Đến cuối năm 2023, khi cuộc thi đi được nửa chặng đường, Ban tổ chức đã tổ chức sơ kết để đánh giá và điều chỉnh định hướng. Nhà văn Khuất Quang Thụy nhận xét: “Cuộc thi chưa có tác phẩm xuất sắc gây sửng sốt, nghệ thuật thể hiện chưa đột phá”. Các tác giả trẻ dù mạnh dạn đổi mới nhưng chưa thực sự thành công, trong khi nhiều cây bút gạo cội vẫn còn “an toàn”, thiên về luận đề hơn là cảm xúc và chiều sâu nghệ thuật.
Một số ý kiến khác cũng chỉ ra những hạn chế từ dung lượng giới hạn (tối đa 7.000 chữ), khiến truyện dễ bị dàn trải, thiếu cô đọng. Tuy vậy, tất cả vẫn đặt kỳ vọng vào chặng sau – nơi các cây bút “tung ra” những tác phẩm tâm đắc nhất.
Tác phẩm "Nhi thư" của Hà Đình Cẩn và tác phẩm "Miền xa ngái" của Phạm Xuân Hùng đoạt giải Ba cuộc thi.
Tác phẩm "Núi vỡ" của Lữ Hồng; Tác phẩm "Cây gạo ở chợ chiều" của Cầm Thị Đào; Tác phẩm "Tiếng vọng" của Vương Đình Khang; Tác phẩm "Đất ao" của Đào Quốc Vịnh; Tác phẩm "Thư viện người" của Lê Văn Thân; Tác phẩm "Rượu hoa mất trí" của Như Bình là các tác phẩm đoạt giải Tư cuộc thi.
Đúng như kỳ vọng, ở giai đoạn cuối, lượng tác phẩm gửi về tăng mạnh, đặc biệt trong tuần cuối nhận bài, Báo Văn nghệ ghi nhận hơn 400 truyện ngắn, nâng tổng số tác phẩm dự thi lên khoảng 2.700 truyện. Có đến 253 truyện được lựa chọn đăng trên báo trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi. Thành phần tác giả vô cùng phong phú, từ những người đã ngoài 90 tuổi đến tác giả nhỏ tuổi nhất mới 10 tuổi, bao gồm cả cây bút chuyên nghiệp và người viết lần đầu.
Sau khi khép lại thời gian đăng tải (số báo 52/2024), Ban sơ khảo đã chọn 30 truyện lọt vào vòng chung khảo, và sau đó Ban giám khảo đã thảo luận kỹ lưỡng để chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc để trao giải.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo phát biểu tại lễ trao giải cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ.
Đánh giá về chất lượng tác phẩm, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo khẳng định: “Về số lượng và chất lượng, cuộc thi phản ánh đúng mặt bằng hiện tại của truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm thể hiện sự sắc sảo, trách nhiệm trong phản ánh đời sống, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện và tìm tòi nghệ thuật”.
“Ngoài giá trị nghệ thuật văn chương cụ thể mà các tác phẩm mang tới, cuộc thi còn cho thấy giá trị khác, đó là tình yêu văn chương dường như không bao giờ tắt, trái lại vẫn luôn bền bỉ cháy trong mỗi nhà văn”, nhà văn Nguyễn Bình Phương nhấn mạnh.
Đoạt giải Ba cuộc thi với tác phẩm "Miền xa ngái", tác giả Phạm Xuân Hùng chia sẻ: "Với cuộc thi này, tôi hi vọng xuất hiện những cây bút mới mẻ, những tác phẩm đặc sắc, lí do là hình như chúng ta đã ở quá lâu trong một khí quyển văn chương thừa ngôn ngữ mà thiếu vắng nhiều thứ, đặc biệt tư tưởng. Là người viết, sáng tác thì có hay không có giải thưởng vẫn sẽ phải viết. Đó là nhu cầu tự thân, mỗi sáng tác thành công đã là một giải thưởng của riêng tôi dành cho tôi. Tuy nhiên, giải thưởng từ một cuộc thi văn chương dù lớn hay nhỏ, giải cao hay thấp đều là sự khích lệ, tưởng thưởng cho lao động nghiêm túc của người cầm bút.
Mặt khác, giải thưởng từ một cuộc thi cho thấy mình đang ở đâu, người đọc mong đợi điều gì và thêm lần nữa xác quyết rằng chữ nghĩa vẫn là nơi người cầm bút nương tựa, dấn thân. Với tôi, giải thưởng từ cuộc thi này sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng để viết, để sống và nối dài thêm hy vọng vào văn chương".
Tác giả chia sẻ đầy cảm xúc tại lễ trao giải cuộc thi viết truyện ngắn.
Suốt gần 80 năm hoạt động, Báo Văn nghệ – cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam luôn là “mắt xanh” phát hiện và nâng đỡ các tài năng văn chương. Từ các cuộc thi trước đây, nhiều tác giả đã thành danh, trở thành trụ cột của nền văn học hiện đại.
Đồng thời, cuộc thi lần này cũng đã tiếp tục phát hiện thêm những cây bút giàu tiềm năng, góp phần làm dày thêm diện mạo văn chương đương đại Việt Nam.
Kết quả cuộc thi viếttruyện ngắn:
- Không có Giải Nhất
- 2 Giải Nhì:
Tác phẩm "Bờ sông lặng sóng" – Vũ Ngọc Thư
Tác phẩm"Trăm Ngàn"– Ngô Tú Ngân
- 2 Giải Ba:
Tác phẩm"Nhi thư"– Hà Đình Cẩn
Tác phẩm"Miền xa ngái"– Phạm Xuân Hùng
- 6 Giải Tư:
Tác phẩm "Núi vỡ" – Lữ Hồng
Tác phẩm "Cây gạo ở chợ chiều" – Cầm Thị Đào
Tác phẩm "Tiếng vọng" – Vương Đình Khang
Tác phẩm "Đất ao" – Đào Quốc Vịnh
Tác phẩm "Thư viện người" – Lê Văn Thân
Tác phẩm"Rượu hoa mất trí" – Như Bình
Quang cảnh buổi lễ trao giải cuộc thi viết truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức.
Được phát động từ ngày 6/9/2022 tại Hà Nội, cuộc thi do nhà văn Khuất Quang Thụy - khi đó là Tổng Biên tập Báo Văn nghệ làm Trưởng ban tổ chức. Sau khi ông nghỉ hưu và qua đời, bà Nguyễn Hồng Liên, Phó Tổng Biên tập phụ trách báo, tiếp nhận vị trí này. Hội đồng Giám khảo cuộc thi do nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam làm Chủ tịch. Bên cạnh đó là Ban cố vấn chuyên môn gồm các nhà văn Sương Nguyệt Minh, Văn Chinh, Lê Hoài Lương và Nguyễn Trường.
Cuộc thi được phát động trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 và sự phát triển ồ ạt của trí tuệ nhân tạo (AI) đang đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của con người trong sáng tạo nghệ thuật. Đây cũng là giai đoạn thể loại truyện ngắn được cho là đang mất dần sức hút với cả người đọc và người viết. Chính vì vậy, cuộc thi lần này không chỉ là một sân chơi, mà còn là phép thử quan trọng cho sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện nay.
Tác phẩm "Bờ sông lặng sóng" của Vũ Ngọc Thư và tác phẩm "Trăm Ngàn" của Ngô Tú Ngân là hai tác phẩm đoạt giải Nhì của cuộc thi.
Khác với các mùa trước, cuộc thi kéo dài tới hai năm và có thể lệ linh hoạt hơn về số lượng và độ dài tác phẩm. Ban tổ chức đặc biệt kỳ vọng vào lực lượng tác giả trẻ, không chỉ tính theo độ tuổi dưới 40, mà còn bao gồm những cây bút mới xuất hiện trên văn đàn.
Đến cuối năm 2023, khi cuộc thi đi được nửa chặng đường, Ban tổ chức đã tổ chức sơ kết để đánh giá và điều chỉnh định hướng. Nhà văn Khuất Quang Thụy nhận xét: “Cuộc thi chưa có tác phẩm xuất sắc gây sửng sốt, nghệ thuật thể hiện chưa đột phá”. Các tác giả trẻ dù mạnh dạn đổi mới nhưng chưa thực sự thành công, trong khi nhiều cây bút gạo cội vẫn còn “an toàn”, thiên về luận đề hơn là cảm xúc và chiều sâu nghệ thuật.
Một số ý kiến khác cũng chỉ ra những hạn chế từ dung lượng giới hạn (tối đa 7.000 chữ), khiến truyện dễ bị dàn trải, thiếu cô đọng. Tuy vậy, tất cả vẫn đặt kỳ vọng vào chặng sau – nơi các cây bút “tung ra” những tác phẩm tâm đắc nhất.
Tác phẩm "Nhi thư" của Hà Đình Cẩn và tác phẩm "Miền xa ngái" của Phạm Xuân Hùng đoạt giải Ba cuộc thi.
Tác phẩm "Núi vỡ" của Lữ Hồng; Tác phẩm "Cây gạo ở chợ chiều" của Cầm Thị Đào; Tác phẩm "Tiếng vọng" của Vương Đình Khang; Tác phẩm "Đất ao" của Đào Quốc Vịnh; Tác phẩm "Thư viện người" của Lê Văn Thân; Tác phẩm "Rượu hoa mất trí" của Như Bình là các tác phẩm đoạt giải Tư cuộc thi.
Đúng như kỳ vọng, ở giai đoạn cuối, lượng tác phẩm gửi về tăng mạnh, đặc biệt trong tuần cuối nhận bài, Báo Văn nghệ ghi nhận hơn 400 truyện ngắn, nâng tổng số tác phẩm dự thi lên khoảng 2.700 truyện. Có đến 253 truyện được lựa chọn đăng trên báo trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi. Thành phần tác giả vô cùng phong phú, từ những người đã ngoài 90 tuổi đến tác giả nhỏ tuổi nhất mới 10 tuổi, bao gồm cả cây bút chuyên nghiệp và người viết lần đầu.
Sau khi khép lại thời gian đăng tải (số báo 52/2024), Ban sơ khảo đã chọn 30 truyện lọt vào vòng chung khảo, và sau đó Ban giám khảo đã thảo luận kỹ lưỡng để chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc để trao giải.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo phát biểu tại lễ trao giải cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ.
Đánh giá về chất lượng tác phẩm, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo khẳng định: “Về số lượng và chất lượng, cuộc thi phản ánh đúng mặt bằng hiện tại của truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm thể hiện sự sắc sảo, trách nhiệm trong phản ánh đời sống, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện và tìm tòi nghệ thuật”.
“Ngoài giá trị nghệ thuật văn chương cụ thể mà các tác phẩm mang tới, cuộc thi còn cho thấy giá trị khác, đó là tình yêu văn chương dường như không bao giờ tắt, trái lại vẫn luôn bền bỉ cháy trong mỗi nhà văn”, nhà văn Nguyễn Bình Phương nhấn mạnh.
Đoạt giải Ba cuộc thi với tác phẩm "Miền xa ngái", tác giả Phạm Xuân Hùng chia sẻ: "Với cuộc thi này, tôi hi vọng xuất hiện những cây bút mới mẻ, những tác phẩm đặc sắc, lí do là hình như chúng ta đã ở quá lâu trong một khí quyển văn chương thừa ngôn ngữ mà thiếu vắng nhiều thứ, đặc biệt tư tưởng. Là người viết, sáng tác thì có hay không có giải thưởng vẫn sẽ phải viết. Đó là nhu cầu tự thân, mỗi sáng tác thành công đã là một giải thưởng của riêng tôi dành cho tôi. Tuy nhiên, giải thưởng từ một cuộc thi văn chương dù lớn hay nhỏ, giải cao hay thấp đều là sự khích lệ, tưởng thưởng cho lao động nghiêm túc của người cầm bút.
Mặt khác, giải thưởng từ một cuộc thi cho thấy mình đang ở đâu, người đọc mong đợi điều gì và thêm lần nữa xác quyết rằng chữ nghĩa vẫn là nơi người cầm bút nương tựa, dấn thân. Với tôi, giải thưởng từ cuộc thi này sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng để viết, để sống và nối dài thêm hy vọng vào văn chương".
Tác giả chia sẻ đầy cảm xúc tại lễ trao giải cuộc thi viết truyện ngắn.
Suốt gần 80 năm hoạt động, Báo Văn nghệ – cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam luôn là “mắt xanh” phát hiện và nâng đỡ các tài năng văn chương. Từ các cuộc thi trước đây, nhiều tác giả đã thành danh, trở thành trụ cột của nền văn học hiện đại.
Đồng thời, cuộc thi lần này cũng đã tiếp tục phát hiện thêm những cây bút giàu tiềm năng, góp phần làm dày thêm diện mạo văn chương đương đại Việt Nam.
Kết quả cuộc thi viếttruyện ngắn:
- Không có Giải Nhất
- 2 Giải Nhì:
Tác phẩm "Bờ sông lặng sóng" – Vũ Ngọc Thư
Tác phẩm"Trăm Ngàn"– Ngô Tú Ngân
- 2 Giải Ba:
Tác phẩm"Nhi thư"– Hà Đình Cẩn
Tác phẩm"Miền xa ngái"– Phạm Xuân Hùng
- 6 Giải Tư:
Tác phẩm "Núi vỡ" – Lữ Hồng
Tác phẩm "Cây gạo ở chợ chiều" – Cầm Thị Đào
Tác phẩm "Tiếng vọng" – Vương Đình Khang
Tác phẩm "Đất ao" – Đào Quốc Vịnh
Tác phẩm "Thư viện người" – Lê Văn Thân
Tác phẩm"Rượu hoa mất trí" – Như Bình
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024