Hơn một thế kỷ phát triển gắn liền với những con chữ in trên giấy, ngành xuất bản Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, từ một ngành công nghiệp nội dung truyền thống sang một ngành có khả năng xử lý dữ liệu, khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) và vận hành theo logic nền tảng.
Kiến tạo giá trị mới cho xuất bản
Nếu như trước đây, bản in là sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của chuỗi giá trị xuất bản thì trong kỷ nguyên số, một cuốn sách chỉ mới là điểm khởi đầu. Mỗi lượt đọc, hành vi đánh dấu, chia sẻ mạng xã hội… đều để lại những “dấu chân” kỹ thuật số.
Khi được thu thập và xử lý đúng cách, chúng trở thành kho dữ liệu hành vi độc giả, một nguồn tài nguyên quý giá cho cá nhân hóa nội dung và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Theo báo cáo “Global Reading Trends 2023” của Bookwire (Đức), 43% người Gen Z tiếp cận sách thông qua các định dạng rút gọn như video ngắn, podcast hoặc bài tóm tắt trước khi quyết định mua sách in hoặc bản đầy đủ.
Điều này cho thấy xuất bản không còn là một chuỗi tuyến tính kiểu “viết - biên tập - in - phát hành”, mà đang trở thành một hệ sinh thái mở, nơi nội dung gốc có thể sinh ra hàng loạt sản phẩm phái sinh và vòng ngược trở lại để nuôi dưỡng chính nội dung ban đầu.
Công nghệ AI cũng đang góp phần làm thay đổi vai trò sáng tạo trong ngành xuất bản. Các công cụ như ChatGPT, Claude, Notion AI hay Midjourney đang được nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng để tạo bản nháp, tóm tắt, thiết kế bìa, chuyển đổi định dạng nội dung, giúp rút ngắn thời gian và chi phí sản xuất. Dù còn cần kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng, AI đang đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ trong giai đoạn tiền xuất bản và phát triển nội dung mở rộng.
Hoặc đối với việc mang lại những trải nghiệm cao cấp hơn nội dung của xuất bản phẩm thì hiện nay nhiều xuất bản phẩm có sự tích hợp cả sách in truyền thống và ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, ví dụ một số loại xuất bản phẩm như Flash card, bút chấm đọc hoặc một số loại sách in về khoa học vũ trụ, thiên văn.
Với các loại xuất bản phẩm này, hình ảnh minh họa hoặc nhân vật trong sách sẽ trở nên sống động hơn với những chuyển động ba chiều khi dùng điện thoại thông minh quét lên các bức hình được in trên sách.
Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành về xuất bản điện tử trong hoạt động xuất bản trước đó (năm 2024) cho thấy có 28/57 nhà xuất bản được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử, có 4 nền tảng xuất bản điện tử dùng chung, số lượng xuất bản phẩm đạt 1.550 cuốn (tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2023) chiếm khoảng 6,07% so với tổng số xuất bản phẩm được xuất bản là 23.066 cuốn (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023).
Nhìn vào số liệu trên có thể nhận thấy sự tăng trưởng vượt trội của xuất bản điện tử, việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành tiếp tục đẩy mạnh. Các dạng sách nói, audio book, sách tương tác... tiếp tục tăng trưởng, tạo đà cho văn hóa đọc phát triển.
Thách thức hạ tầng và yêu cầu tái thiết tư duy hệ thống
PGS.TS Phạm Thị Thanh Tâm - Viện trưởng Viện Phát triển nhân lực doanh nghiệp, nguyên Trưởng khoa Xuất bản (Đại học Văn hóa Hà Nội) nhận định: “Toàn cầu hóa và số hóa đã mở ra một trang mới cho ngành xuất bản. Sự cạnh tranh không còn giới hạn trong một quốc gia, mà đã mang tính toàn cầu. Để thích ứng và phát triển, các nhà xuất bản buộc phải đổi mới để không bị tụt lại phía sau”.
Đặc biệt, khi dữ liệu trở thành tài sản chiến lược, ngành xuất bản Việt Nam lại đối diện với một thách thức không nhỏ: Thiếu nền tảng hạ tầng để thu thập, sở hữu và khai thác dữ liệu người đọc.
Việc đầu tư vào hạ tầng dữ liệu, gồm máy chủ, bảo mật, hệ thống phân tích, giao diện quản trị người dùng, là điều kiện tiên quyết nếu ngành xuất bản muốn thực hiện chuyển đổi số một cách thực chất. Tuy nhiên, đây cũng là rào cản lớn, đặc biệt với các đơn vị nhỏ và vừa, vốn thiếu nguồn lực tài chính và kỹ thuật.
Trong bối cảnh đó, mô hình xuất bản mở (Open Publishing) đang được nhiều chuyên gia đề xuất như một hướng đi mới. Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch nền tảng sách nói Fonos cho rằng, việc đa dạng hóa nội dung sẽ giúp tri thức tiếp cận được cả những người vốn không yêu việc đọc. Nếu ngại đọc cuốn sách dày 800 trang, từ nay bạn đọc có thể chọn rất nhiều các hình thức nội dung phái sinh phù hợp hơn.
Như vậy, khi xuất bản bắt tay với công nghệ, từ một nội dung đơn lẻ, các nhà xuất bản có tiềm lực tạo ra một hệ sinh thái nội dung khổng lồ. Tri thức trở thành “sản phẩm hàng hóa” có đủ loại đáp ứng đủ mọi nhu cầu của thị trường. Hệ sinh thái này cũng có lợi cho tất cả các bên tham gia thị trường: Nhà xuất bản mở rộng thị trường, tăng doanh thu; khách hàng có khả năng tiếp cận tri thức phù hợp, giá rẻ, hữu dụng.
Bên cạnh đó, mối liên kết giữa xuất bản và giáo dục, đặc biệt là học tập suốt đời (lifelong learning) cũng mở ra những không gian ứng dụng mới. Các nhà xuất bản không chỉ xuất bản sách đơn thuần, mà có thể chuyển nội dung thành bài học, câu hỏi kiểm tra, hoặc nền tảng học tập cá nhân hóa.
Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu đang tạo ra một bước ngoặt căn bản cho ngành xuất bản. Từ một ngành in ấn truyền thống, xuất bản Việt Nam buộc phải định hình lại chính mình như một ngành công nghiệp dữ liệu, nơi mỗi dòng chữ đều được kết nối với hành vi, trải nghiệm và giá trị người dùng.
Bước ngoặt ấy không chỉ nằm ở công nghệ, mà còn ở năng lực tổ chức, tư duy hệ thống và khả năng tái cấu trúc toàn bộ chuỗi giá trị tri thức. Nếu xuất bản là ngành lưu giữ và lan tỏa văn hóa, thì tương lai văn hóa Việt trong thời đại số đang được viết lại bằng ngôn ngữ dữ liệu.
Công bố đáp án chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
(CLO) Chiều 6/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố đáp án chính thức tất cả các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là căn cứ quan trọng để thí sinh đối chiếu, ước lượng kết quả trước khi bước vào giai đoạn xét tuyển đại học, cao đẳng.
2 hours ago
Top 5 lý do 2k7 nên chọn Trường Đại học Hoa Sen là nguyện vọng 1
Với chất lượng đạt nhiều kiểm định quốc tế uy tín, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế và mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp, Trường Đại học Hoa Sen (HSU) đang trở thành lựa chọn hàng đầu của thế hệ Gen Z - những người trẻ tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, thực tiễn và mang tầm quốc tế.
2 hours ago
Nhóm học sinh THPT giành Quán quân Cuộc thi Giả lập doanh nghiệp ABS 2025
GD&TĐ - Các học sinh giành Quán quân Cuộc thi Giả lập doanh nghiệp ABS 2025 khu vực Việt Nam, sẽ đi thi đấu vòng chung kết toàn cầu tại Trung Quốc.
2 hours ago
Gần 2.000 thanh niên hỗ trợ người dân dịch vụ hành chính công ở Tuyên Quang
GD&TĐ - Gần 2.000 đoàn viên, thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân và chính quyền triển khai các dịch vụ hành chính công ở Tuyên Quang.
2 hours ago
Học sinh là chủ thể, trung tâm đích thực với mô hình Lớp học thảo luận
GD&TĐ - Sáng 7/7, tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Thường trực Phạm Ngọc Thưởng làm việc với lãnh đạo Trường THPT Trí Đức (Hà Nội).
2 hours ago
Học Kiến trúc tại Đại học Phương Đông: Kiến tạo không gian mang bản sắc Việt
GD&TĐ - Ngành Kiến trúc tại Đại học Phương Đông không chỉ đào tạo kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng giữ gìn giá trị văn hóa phương Đông,
2 hours ago
Đánh giá năng lực người học trong kỷ nguyên AI
GD&TĐ - Nền giáo dục phải chuyển mình từ việc đánh giá “những gì chúng ta biết” sang “cách chúng ta định hình và kiến tạo tri thức”.
2 hours ago
Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ
GD&TĐ - Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn khẳng định vai trò là trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.
2 hours ago
Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Vì quyền lợi của người bệnh
(CLO) Thông tư 26 được ban hành sẽ giúp giảm thời gian kê đơn, hạn chế sai sót và đơn giản hóa thủ tục, vì quyền lợi người bệnh lẫn nhân viên y tế.
2 hours ago
Hai trường chuyên ở Bắc Ninh đổi tên sau sáp nhập, nhiều ý kiến tiếc nuối
(CLO) Sau khi Bắc Ninh và Bắc Giang sáp nhập thành tỉnh Bắc Ninh mới, hai trường THPT chuyên tại hai địa phương này được đổi tên.
Xuất bản Việt trước ngưỡng cửa sống còn: Bắt tay với công nghệ