Xuất bản Việt trước ngưỡng cửa sống còn: Chuyển mình để không tụt hậu
2025/07/04 09:17
GD&TĐ - Trước làn sóng công nghệ, ngành xuất bản Việt Nam đang đứng trước một ngưỡng chuyển mình mang tính sống còn.
Số người đọc sách điện tử ở Việt Nam gia tăng khoảng 15%/năm. Ảnh: Znews.
Trước làn sóng công nghệ đang thay đổi sâu sắc cách con người tiếp cận tri thức, ngành xuất bản Việt Nam đang đứng trước một ngưỡng chuyển mình mang tính sống còn. Việc chuyển đổi toàn diện sang môi trường số không còn là lựa chọn, mà đã trở thành một lộ trình bắt buộc, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Cuộc “đại phẫu” mô hình xuất bản
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang định hình lại cách tiếp cận tri thức của độc giả, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhóm độc giả tiềm năng và chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng nội dung. Nhiều chuyên gia nhận định rằng sự dịch chuyển từ sách in sang các định dạng số đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thống kê từ VietnamPlus, chỉ riêng năm 2023, Việt Nam có hơn 4.000 đầu sách điện tử được xuất bản với tổng cộng 36 triệu bản phát hành, tăng gần 20% so với năm 2022. Không chỉ dừng ở ebook, người dùng ngày càng ưa chuộng các định dạng linh hoạt hơn như sách nói (audiobook), nội dung dạng podcast, video tóm tắt, và các sản phẩm tương tác trên thiết bị di động.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Aki cho biết, xuất bản số hiện được xem là “mỏ vàng” toàn cầu, mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp nội dung. Thế nhưng có một thực tế hiện nay, tại Việt Nam, người đọc trẻ “đang bị quen dần với sản phẩm lậu”.
“Việt Nam đang có khoảng 300.000 người đọc sách điện tử và con số gia tăng là 15%/năm. Nghịch lý hiện nay là thiếu nền tảng phân phối sách bản quyền. Tác giả không tìm được đầu ra, nhà xuất bản chưa cởi mở chia sẻ nội dung. Vì lẽ đó, bạn đọc trẻ như Gen Z, dù họ không muốn nhưng buộc phải quen dần với sản phẩm ‘lậu’. Từ đó vi phạm bản quyền, xói mòn thói quen trả tiền cho tri thức”, ông Hùng nói.
Trước thực tế đó, ngành xuất bản không thể chỉ dừng lại ở việc “số hóa” sách giấy. Chuyển đổi số đòi hỏi một cuộc tái cấu trúc toàn diện về tư duy và phương thức vận hành. Mô hình “in - phát hành - chờ mua” không còn phù hợp.
Thay vào đó, các nhà xuất bản buộc phải hoạt động như những công ty công nghệ nội dung, nơi dữ liệu hành vi người dùng được khai thác để cá nhân hóa sản phẩm, tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả tiếp cận.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alpha Books cho biết, trong quá khứ, xuất bản là in sách. Ngày nay, đó là một hành trình cá nhân hóa, tương tác, liên tục cập nhật thông tin, thông qua các định dạng số như ebooks (sách điện tử), flashcards (thẻ mang thông tin), microlearning (phương pháp học tập bằng cách chia nhỏ nhóm kiến thức)… Ông Bình nhấn mạnh rằng xuất bản số không chỉ giúp cắt giảm chi phí, rút ngắn chuỗi trung gian, mà còn tạo điều kiện để mọi người tiếp cận tri thức dễ dàng hơn.
“Đa dạng hóa chính là một trong những đặc trưng cốt lõi của xuất bản hiện đại. Từ một nội dung lõi là một cuốn sách, xuất bản hiện đại có thể ứng dụng công nghệ để tái cấu trúc nội dung và tổ chức lại nội dung một cách linh hoạt, từ đó sản xuất đa dạng nội dung dẫn xuất (hoặc còn gọi là nội dung phái sinh) trên đa nền tảng với chi phí rẻ. Hệ sinh thái này có tương tác và cập nhật liên tục, có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ hơn nhiều lần nội dung ban đầu”, ông Bình nói.
Những rào cản và hướng mở
Tuy nhiên, con đường chuyển đổi không bằng phẳng. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay chính là vấn đề bản quyền số. Nội dung sách điện tử và sách nói rất dễ bị sao chép và phát tán trái phép trên môi trường mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả tác giả lẫn nhà xuất bản. Công tác quản lý và chế tài xử phạt vẫn chưa bắt kịp tốc độ lan truyền vi phạm.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, ngành xuất bản có vai trò trung tâm trong quá trình phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, vì nhiều nội dung từ ngành xuất bản sẽ là gốc rễ cho các sản phẩm văn hóa khác. Tuy nhiên, để làm được việc này, nhất thiết cần xây dựng cơ chế bảo vệ bản quyền. Hiện nay, vấn đề bản quyền số là một vấn đề còn rất nhức nhối.
Song song với đó là bài toán năng lực nội tại. Nhiều đơn vị xuất bản, đặc biệt là các nhà xuất bản vừa và nhỏ, còn gặp khó khăn trong việc đầu tư nền tảng số, thiếu đội ngũ nhân sự công nghệ chuyên sâu, hoặc vẫn phụ thuộc vào các nền tảng trung gian. Việc xây dựng một hệ thống vận hành số, từ sản xuất, phân phối đến đo lường hiệu quả là một chặng đường dài và tốn kém, đòi hỏi cả chiến lược đầu tư và liên kết nguồn lực.
Trước bối cảnh này, nhiều chuyên gia đề xuất hướng đi khả thi và bền vững là xây dựng hệ sinh thái xuất bản số thông qua liên kết đa ngành. Thay vì hoạt động rời rạc, các nhà xuất bản, công ty công nghệ, startup và đơn vị phát hành cần hợp tác để chia sẻ nền tảng kỹ thuật, phát triển công cụ chống vi phạm bản quyền, đồng thời đồng xây dựng hệ thống phân phối, phân tích và tiếp thị hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngành xuất bản cũng cần chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ biên tập, thiết kế và công nghệ có khả năng thích ứng với các công cụ số mới. Việc nâng cao năng lực số cho người làm xuất bản truyền thống thông qua các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi.
Một giải pháp khác là phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo như xuất bản theo yêu cầu (print-on-demand), xuất bản mở (open access), hoặc tích hợp trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa nội dung theo hành vi người đọc. Đồng thời, tăng cường sự hiện diện của nội dung Việt trên các nền tảng toàn cầu, như Amazon Kindle, Google Play Books hay Spotify (đối với sách nói), cũng được xem là hướng đi tiềm năng để mở rộng thị trường.
Bay từ Mỹ về Việt Nam thay khớp gối, người đàn ông thoát khỏi cảnh đau khớp gối suốt 5 năm
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mới đây đã thay khớp gối thành công bằng kỹ thuật gióng trục động học không cắt gân cơ, giúp bệnh nhân Đặng Xuân Thịnh (65 tuổi - Việt Kiều Mỹ) có thể đi lại sau 1 ngày phẫu thuật.
44 minutes ago
Hướng đến công bằng trong tuyển sinh
GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.
an hour ago
Tập huấn phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới cho giảng viên sư phạm
GD&TĐ - Cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm được tập huấn về phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới trong chương trình giảng dạy STEM.
an hour ago
Chương trình trung học nghề tích hợp mở rộng cánh cửa phân luồng
GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi có điểm đáng chú ý là chương trình trung học nghề kết hợp kiến thức văn hóa cấp THPT với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
an hour ago
Trường THCS Giảng Võ hướng tới trường học số đầu tiên ở Việt Nam
GD&TĐ - Với 3 lớp học số ngay trong năm học 2025 - 2026, Trường THCS Giảng Võ (phường Giảng Võ, Hà Nội) hướng tới trường học số đầu tiên của Việt Nam.
an hour ago
Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế
GD&TĐ - Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.
an hour ago
Giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ
GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ, càng không thể chỉ đóng vai trò "đào tạo" đơn thuần.
2 hours ago
'Công ty mẹ' của UNIQLO trao học bổng toàn phần cho 12 em học sinh THPT
GD&TĐ - Đây là năm thứ ba Tập đoàn Fast Retailing triển khai tại Việt Nam, nâng tổng số học sinh nhận học bổng lên 27 em trong ba năm qua.
2 hours ago
Bức tranh giáo dục ở Quảng Trị sau sáp nhập
GD&TĐ - Tỉnh Quảng Trị mới sau sáp nhập với Quảng Bình, có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người.
2 hours ago
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gia hạn thời gian nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến ngày 10/7
(CLO) Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa thông báo kéo dài thời hạn nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển đối với học sinh giỏi, tài năng các trường trung học phổ thông (THPT) năm 2025 đến hết ngày 10/7, thay vì kết thúc vào ngày 25/6 như kế hoạch ban đầu.
Xuất bản Việt trước ngưỡng cửa sống còn: Chuyển mình để không tụt hậu