Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát câu từ trong dự thảo Luật Nhà giáo
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát câu từ trong dự thảo Luật Nhà giáo
2025/06/09 15:39
GD&TĐ - Sáng 9/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi một số thông tin tại phiên họp của UBTV Quốc hội khóa XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Làm rõ thông tin về Thông tư 29/2024
Tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 9/6, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu quốc hội cùng cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần thiết phải dùng từ "không ép buộc" học sinh học thêm. Ông phân tích, đã gọi là ép thì có nhiều biến tướng, quan trọng là quản lý làm sao phân biệt được “ép” hay “không ép”. “Không ép buộc học thêm” cũng là tôn trọng quyền được học của học sinh và của phụ huynh.
"Một học sinh với một bài giảng trên lớp có thể tiếp thu được 70% kiến thức nếu em đó có năng lực. Nhưng cũng có học sinh chỉ tiếp thu khoảng được khoảng 50%, 40% trên lớp và về phải tự học, đi học thêm… Do đó, dùng từ “không ép buộc” là phù hợp" - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói.
Song, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ băn khoăn chuyện cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình ở trên lớp, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu lại vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ 46, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ cảm ơn đến Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu đã quan tâm đến lĩnh vực Giáo dục đào tạo.
Ban soạn thảo phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Xã hội sẽ tiếp tục rà soát về câu từ trong Dự thảo Luật Nhà giáo sao cho chuẩn chỉ nhất trước khi trình Quốc hội để xem xét, ban hành.
Liên quan đến vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm được các đại biểu quốc hội nêu ý kiến quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi một số thông tin quy định trong Thông tư 29/2024. Đây là hoạt động dạy và học nằm ngoài kế hoạch giáo dục của nhà trường nhằm mục đích truyền tải kiến thức chương trình chính khóa nên cần phải quy định rõ.
Trong phần quy định những điều nhà giáo không được làm thể hiện quan điểm về đạo đức nhà giáo, hơn là quy định có tính chất chuyên môn. Theo đó, nhà giáo phải hoàn thành việc trang bị kiến thức cho học sinh ngay trong giờ chính khóa, nếu không hoàn thành việc này thì giáo viên không hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình.
"Nếu để những thầy cô này dạy tiếp những nội dung thuộc trách nhiệm công vụ đã phải làm mà mang về nhà thì dẫn đến những biến thái khiến giáo viên không hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Với các đối tượng như: Học sinh học yếu, học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường. Điều này cũng đã được quy định rất rõ tại Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.
Cần nghiên cứu kỹ về câu từ
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải trao đổi ý kiến tại phiên họp sáng 9/6. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho hay, Điều 11 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về những việc nhà giáo không được làm, trong đó có việc “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, trong đó quy định nhà giáo không được dạy thêm với học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng, đây là bước tiến thể hiện rõ bản chất, học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên không được trục lợi. Dù vậy, các quy định, hành lang pháp lý như thế nào để đảm bảo không thể để trục lợi lại là vấn đề đặt ra.
Vị đại biểu trăn trở, quay lại câu hỏi thế nào là dạy thêm học thêm? Nghe dạy thêm ai cũng biết, nhưng về định nghĩa chưa có quy định cụ thể. Dạy thêm hiện có 3 hình thức: Online, tại nhà, tại trung tâm.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
"Thời gian qua, tôi nhận được nhiều thông tin, kể từ khi Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT ban hành, các tỉnh quan tâm, hướng dẫn cụ thể, song vẫn có biến tướng vì nhiều giáo viên dạy online qua zoom, google meeting, vẫn dạy học sinh chính khóa và có thu tiền nên rất khó quản lý", bà Nguyễn Thanh Hải nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu vấn đề, trong các quy định, thông tư hiện hành có sử dụng cụm từ “không ép buộc dưới mọi hình thức”. Có văn bản đề nghị, đăng ký cụ thể là không ép buộc. Nhưng thực tế, có trường hợp bị ép buộc viết đơn tự nguyện đi học.
Bộ GD&ĐT đã tiếp thu, cầu thị, đưa ra nhiều nội dung cụ thể trong Thông tư, nhưng có biến tướng. Bà Hải mong muốn có quy định cụ thể trong luật, để tránh việc trục lợi. Dẫn lại nhiều ý kiến tranh cãi, so sánh, tại sao bác sĩ được khám ngoài giờ nhưng cấm giáo viên dạy thêm, bà Hải cho rằng, cần thiết phải có định nghĩa rõ thế nào là dạy thêm.
Theo bà Nguyễn Thanh Hải, hiện nay không có khái niệm khám thêm, có bệnh là phải đi khám, chữa thì bác sĩ chữa bệnh. Bệnh chưa khỏi, tiếp tục đi khám tiếp ở các phòng khám bên ngoài…
"Do đó, dạy thêm là khái niệm đặc thù. Học trên lớp chưa đủ, hoặc muốn học tốt hơn, thì ra ngoài học thêm. Học thêm này thu phí hay không thu phí, phải theo quy định của pháp luật. Đề nghị làm rõ hơn, có quy định rõ hơn về học thêm, thế nào là học thêm trong quy định của pháp luật” – bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
Làm rõ thông tin về Thông tư 29/2024
Tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 9/6, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu quốc hội cùng cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần thiết phải dùng từ "không ép buộc" học sinh học thêm. Ông phân tích, đã gọi là ép thì có nhiều biến tướng, quan trọng là quản lý làm sao phân biệt được “ép” hay “không ép”. “Không ép buộc học thêm” cũng là tôn trọng quyền được học của học sinh và của phụ huynh.
"Một học sinh với một bài giảng trên lớp có thể tiếp thu được 70% kiến thức nếu em đó có năng lực. Nhưng cũng có học sinh chỉ tiếp thu khoảng được khoảng 50%, 40% trên lớp và về phải tự học, đi học thêm… Do đó, dùng từ “không ép buộc” là phù hợp" - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói.
Song, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ băn khoăn chuyện cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình ở trên lớp, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu lại vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ 46, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ cảm ơn đến Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu đã quan tâm đến lĩnh vực Giáo dục đào tạo.
Ban soạn thảo phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Xã hội sẽ tiếp tục rà soát về câu từ trong Dự thảo Luật Nhà giáo sao cho chuẩn chỉ nhất trước khi trình Quốc hội để xem xét, ban hành.
Liên quan đến vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm được các đại biểu quốc hội nêu ý kiến quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi một số thông tin quy định trong Thông tư 29/2024. Đây là hoạt động dạy và học nằm ngoài kế hoạch giáo dục của nhà trường nhằm mục đích truyền tải kiến thức chương trình chính khóa nên cần phải quy định rõ.
Trong phần quy định những điều nhà giáo không được làm thể hiện quan điểm về đạo đức nhà giáo, hơn là quy định có tính chất chuyên môn. Theo đó, nhà giáo phải hoàn thành việc trang bị kiến thức cho học sinh ngay trong giờ chính khóa, nếu không hoàn thành việc này thì giáo viên không hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình.
"Nếu để những thầy cô này dạy tiếp những nội dung thuộc trách nhiệm công vụ đã phải làm mà mang về nhà thì dẫn đến những biến thái khiến giáo viên không hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Với các đối tượng như: Học sinh học yếu, học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường. Điều này cũng đã được quy định rất rõ tại Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.
Cần nghiên cứu kỹ về câu từ
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải trao đổi ý kiến tại phiên họp sáng 9/6. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho hay, Điều 11 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về những việc nhà giáo không được làm, trong đó có việc “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, trong đó quy định nhà giáo không được dạy thêm với học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng, đây là bước tiến thể hiện rõ bản chất, học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên không được trục lợi. Dù vậy, các quy định, hành lang pháp lý như thế nào để đảm bảo không thể để trục lợi lại là vấn đề đặt ra.
Vị đại biểu trăn trở, quay lại câu hỏi thế nào là dạy thêm học thêm? Nghe dạy thêm ai cũng biết, nhưng về định nghĩa chưa có quy định cụ thể. Dạy thêm hiện có 3 hình thức: Online, tại nhà, tại trung tâm.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Cổng TTĐT của Quốc hội.
"Thời gian qua, tôi nhận được nhiều thông tin, kể từ khi Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT ban hành, các tỉnh quan tâm, hướng dẫn cụ thể, song vẫn có biến tướng vì nhiều giáo viên dạy online qua zoom, google meeting, vẫn dạy học sinh chính khóa và có thu tiền nên rất khó quản lý", bà Nguyễn Thanh Hải nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu vấn đề, trong các quy định, thông tư hiện hành có sử dụng cụm từ “không ép buộc dưới mọi hình thức”. Có văn bản đề nghị, đăng ký cụ thể là không ép buộc. Nhưng thực tế, có trường hợp bị ép buộc viết đơn tự nguyện đi học.
Bộ GD&ĐT đã tiếp thu, cầu thị, đưa ra nhiều nội dung cụ thể trong Thông tư, nhưng có biến tướng. Bà Hải mong muốn có quy định cụ thể trong luật, để tránh việc trục lợi. Dẫn lại nhiều ý kiến tranh cãi, so sánh, tại sao bác sĩ được khám ngoài giờ nhưng cấm giáo viên dạy thêm, bà Hải cho rằng, cần thiết phải có định nghĩa rõ thế nào là dạy thêm.
Theo bà Nguyễn Thanh Hải, hiện nay không có khái niệm khám thêm, có bệnh là phải đi khám, chữa thì bác sĩ chữa bệnh. Bệnh chưa khỏi, tiếp tục đi khám tiếp ở các phòng khám bên ngoài…
"Do đó, dạy thêm là khái niệm đặc thù. Học trên lớp chưa đủ, hoặc muốn học tốt hơn, thì ra ngoài học thêm. Học thêm này thu phí hay không thu phí, phải theo quy định của pháp luật. Đề nghị làm rõ hơn, có quy định rõ hơn về học thêm, thế nào là học thêm trong quy định của pháp luật” – bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.