Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ khó khăn với ngành Giáo dục Gia Lai
2025/06/06 14:58
GD&TĐ - Sáng 6/6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Báo Giáo dục và Thời đại - làm việc với Sở GD&ĐT Gia Lai và đại diện giáo viên trên địa bàn TP.Pleiku.
Thách thức trong bối cảnh sáp nhập
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc tại Sở GD&ĐT Gia Lai.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, đối với công tác sáp nhập thì Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai (mới) có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học, Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Quản lý chất lượng, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Sau hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở có 104 đơn vị và tiếp nhận 20 trung tâm từ cấp huyện (11 trung tâm GDNN-GDTX tại tỉnh Bình Định, 9 trung tâm GDNN-GDTX tại tỉnh Gia Lai, giải thể 3 Trung tâm). Bên cạnh đó, tổng biên chế công chức, viên chức, người lao động có mặt sau khi sắp xếp: 87 công chức, 5.368 viên chức (Bình Định có 39 công chức, 2.960 viên chức; Gia Lai 48 công chức, 2.408 viên chức).
Ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai phát biểu tại buổi làm việc.
Báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, sau sáp nhập, diện tích tỉnh Gia Lai (mới) rộng nên công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn khó sát sao, kịp thời. Đồng thời phải cắt giảm tối thiểu 20% biên chế công chức theo Nghị định số 178/2025/NĐ-CP trên tổng số biên chế có mặt sau sáp nhập sẽ dẫn đến thiếu biên chế để Sở thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao từ cấp huyện về Sở quản lý.
Về công tác tuyển sinh, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhiều năm gần đây, tuyển sinh đầu cấp THPT theo hình thức thi tuyển đối với Trường THPT chuyên Hùng Vương; thực hiện phương thức xét tuyển đối với các trường THPT và cơ sở giáo dục có cấp THPT còn lại.
Trước những khó khăn, vướng mắc, ông Lê Duy Định kiến nghị, đề xuất Bộ GD&ĐT quan tâm, đề nghị cấp có thẩm quyền không cắt giảm biên chế ngành giáo dục trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cho phép thành lập trường mới trên địa bàn các xã, phường đông dân cư để giảm tải sĩ số học sinh/lớp vượt định mức quy định. Sở GD&ĐT cũng đề xuất Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư cần phân cấp mạnh hơn cho các cơ sở giáo dục thực hiện các nội dung liên quan đến công tác cán bộ, quản lý, sử dụng viên chức.
Cán bộ, công chức và thầy, cô trên địa bàn tỉnh Gia Lai chia sẻ tâm tư, nguyện vọng sau sáp nhập.
Bộ trưởng sẻ chia cùng thầy cô
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của ngành Giáo dục Gia Lai trong suốt thời gian vừa qua.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Sở GD&ĐT Gia Lai và thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh. Bộ trưởng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của ngành Giáo dục Gia Lai trong suốt thời gian vừa qua.
So với cả nước, địa bàn Tây Nguyên còn khó khăn, trong đó, tỉnh Gia Lai có nhiều khó khăn, thách thức so với các tỉnh trên địa bàn. Với hơn 50% học sinh DTTS, mặc dù địa phương có nhiều nội dung cần phải học tập nhưng ngành Giáo dục vẫn nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sắp diễn ra, hiện nay ngành Giáo dục đang làm đúng tiến độ, tuy nhiên kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới. Bộ trưởng lưu ý, thời gian diễn ra kỳ thi trong bối cảnh có nhiều tâm tư, lo lắng giai đoạn sáp nhập tỉnh. Bộ trưởng mong thầy cô làm tốt trách nhiệm để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng tốt nhất.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sau sáp nhập có nhiều điểm đổi mới, tác động và Bộ GD&ĐT đã có văn bản phân định trách nhiệm. Tuy nhiên, trong việc phân định trách nhiệm, địa phương cần chú ý việc chuyển giao thực hiện trong bối cảnh mới, cấp tỉnh không còn như cấp tỉnh xưa, cấp xã không phải cấp xã trước đây.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng quà lưu niệm cho Sở GD&ĐT Gia Lai.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành Giáo dục Gia Lai trong giai đoạn tái cấu trúc phải giữ nguyên hiện trạng cơ sở giáo dục. Sau sáp nhập sẽ đánh giá lại tình hình, nếu cần phải sắp xếp thì thực hiện theo hướng dẫn đối với tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Trong giai đoạn thực hiện chính quyền 2 cấp, Bộ trưởng cũng lo lắng về việc thầy cô lựa chọn "dịch chuyển" đến khu vực thuận lợi. Bộ trưởng lưu ý ngành Giáo dục cần phải quan tâm đến tâm tư của thầy, cô giáo và dự kiến trước những biến động có thể xảy ra để tránh tình trạng thừa - thiếu giáo viên ở các khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT chụp hình lưu niệm cùng Sở GD&ĐT Gia Lai.
Cùng với đó, đây là thời điểm cần đánh giá lại những tích cực và nội dung cần điều chỉnh liên quan đến việc triển khai Chương trình GDPT 2018 để năm học sau thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, Chính phủ đang xây dựng đề án, xây dựng các trường nội trú. Đây là đề án lớn nên địa phương cần chuẩn bị kĩ lưỡng để đảm bảo công tác tuyển sinh...
Bộ trưởng lưu ý, tỉnh Gia Lai là khu vực đặc thù, với hơn 50% là học sinh DTTS nên thời gian tới khi trở thành địa bàn Giáo dục lớn cần đặc biệt chú ý trong công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện các chính sách tốt nhất cho khu vực.
"Trong giai đoạn có nhiều biến động, đầy khó khăn, thách thức, thầy cô cần phải nỗ lực vượt qua. Công tác tư tưởng trong giai đoạn này hết sức quan trọng, ngành Giáo dục cần quan tâm, động viên thầy, cô giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc tại Sở GD&ĐT Gia Lai.
Thách thức trong bối cảnh sáp nhập
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc tại Sở GD&ĐT Gia Lai.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, đối với công tác sáp nhập thì Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai (mới) có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học, Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Quản lý chất lượng, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Sau hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở có 104 đơn vị và tiếp nhận 20 trung tâm từ cấp huyện (11 trung tâm GDNN-GDTX tại tỉnh Bình Định, 9 trung tâm GDNN-GDTX tại tỉnh Gia Lai, giải thể 3 Trung tâm). Bên cạnh đó, tổng biên chế công chức, viên chức, người lao động có mặt sau khi sắp xếp: 87 công chức, 5.368 viên chức (Bình Định có 39 công chức, 2.960 viên chức; Gia Lai 48 công chức, 2.408 viên chức).
Ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai phát biểu tại buổi làm việc.
Báo cáo với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, sau sáp nhập, diện tích tỉnh Gia Lai (mới) rộng nên công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn khó sát sao, kịp thời. Đồng thời phải cắt giảm tối thiểu 20% biên chế công chức theo Nghị định số 178/2025/NĐ-CP trên tổng số biên chế có mặt sau sáp nhập sẽ dẫn đến thiếu biên chế để Sở thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao từ cấp huyện về Sở quản lý.
Về công tác tuyển sinh, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhiều năm gần đây, tuyển sinh đầu cấp THPT theo hình thức thi tuyển đối với Trường THPT chuyên Hùng Vương; thực hiện phương thức xét tuyển đối với các trường THPT và cơ sở giáo dục có cấp THPT còn lại.
Trước những khó khăn, vướng mắc, ông Lê Duy Định kiến nghị, đề xuất Bộ GD&ĐT quan tâm, đề nghị cấp có thẩm quyền không cắt giảm biên chế ngành giáo dục trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cho phép thành lập trường mới trên địa bàn các xã, phường đông dân cư để giảm tải sĩ số học sinh/lớp vượt định mức quy định. Sở GD&ĐT cũng đề xuất Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư cần phân cấp mạnh hơn cho các cơ sở giáo dục thực hiện các nội dung liên quan đến công tác cán bộ, quản lý, sử dụng viên chức.
Cán bộ, công chức và thầy, cô trên địa bàn tỉnh Gia Lai chia sẻ tâm tư, nguyện vọng sau sáp nhập.
Bộ trưởng sẻ chia cùng thầy cô
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của ngành Giáo dục Gia Lai trong suốt thời gian vừa qua.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Sở GD&ĐT Gia Lai và thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh. Bộ trưởng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của ngành Giáo dục Gia Lai trong suốt thời gian vừa qua.
So với cả nước, địa bàn Tây Nguyên còn khó khăn, trong đó, tỉnh Gia Lai có nhiều khó khăn, thách thức so với các tỉnh trên địa bàn. Với hơn 50% học sinh DTTS, mặc dù địa phương có nhiều nội dung cần phải học tập nhưng ngành Giáo dục vẫn nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sắp diễn ra, hiện nay ngành Giáo dục đang làm đúng tiến độ, tuy nhiên kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới. Bộ trưởng lưu ý, thời gian diễn ra kỳ thi trong bối cảnh có nhiều tâm tư, lo lắng giai đoạn sáp nhập tỉnh. Bộ trưởng mong thầy cô làm tốt trách nhiệm để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng tốt nhất.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sau sáp nhập có nhiều điểm đổi mới, tác động và Bộ GD&ĐT đã có văn bản phân định trách nhiệm. Tuy nhiên, trong việc phân định trách nhiệm, địa phương cần chú ý việc chuyển giao thực hiện trong bối cảnh mới, cấp tỉnh không còn như cấp tỉnh xưa, cấp xã không phải cấp xã trước đây.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng quà lưu niệm cho Sở GD&ĐT Gia Lai.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành Giáo dục Gia Lai trong giai đoạn tái cấu trúc phải giữ nguyên hiện trạng cơ sở giáo dục. Sau sáp nhập sẽ đánh giá lại tình hình, nếu cần phải sắp xếp thì thực hiện theo hướng dẫn đối với tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Trong giai đoạn thực hiện chính quyền 2 cấp, Bộ trưởng cũng lo lắng về việc thầy cô lựa chọn "dịch chuyển" đến khu vực thuận lợi. Bộ trưởng lưu ý ngành Giáo dục cần phải quan tâm đến tâm tư của thầy, cô giáo và dự kiến trước những biến động có thể xảy ra để tránh tình trạng thừa - thiếu giáo viên ở các khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT chụp hình lưu niệm cùng Sở GD&ĐT Gia Lai.
Cùng với đó, đây là thời điểm cần đánh giá lại những tích cực và nội dung cần điều chỉnh liên quan đến việc triển khai Chương trình GDPT 2018 để năm học sau thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, Chính phủ đang xây dựng đề án, xây dựng các trường nội trú. Đây là đề án lớn nên địa phương cần chuẩn bị kĩ lưỡng để đảm bảo công tác tuyển sinh...
Bộ trưởng lưu ý, tỉnh Gia Lai là khu vực đặc thù, với hơn 50% là học sinh DTTS nên thời gian tới khi trở thành địa bàn Giáo dục lớn cần đặc biệt chú ý trong công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện các chính sách tốt nhất cho khu vực.
"Trong giai đoạn có nhiều biến động, đầy khó khăn, thách thức, thầy cô cần phải nỗ lực vượt qua. Công tác tư tưởng trong giai đoạn này hết sức quan trọng, ngành Giáo dục cần quan tâm, động viên thầy, cô giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ khó khăn với ngành Giáo dục Gia Lai