Thay đổi lớn về học phí, triệu gia đình nhẹ gánh nặng tài chính
Invalid date
(CLO) Dự thảo Nghị định học phí mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) không chỉ giữ ổn định mức thu ở mầm non, phổ thông mà còn mở rộng diện miễn, giảm cực sốc, trực tiếp giúp hàng triệu phụ huynh trút bỏ gánh nặng tài chính.
Bao lâu nay, câu chuyện học phí vẫn luôn là nỗi trăn trở và là "cơn đau đầu" của hàng triệu gia đình. Thấu hiểu những lo toan của phụ huynh, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Nghị định mới sẽ kế thừa quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và cập nhật, bổ sung quy định của Luật Giá 2023.
Theo Bộ GD&ĐT, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục về quá trình triển khai Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP, đa số đánh giá khung học phí hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, gia đình và người học.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm, hỗ trợ học phí cũng như ổn định tâm lý xã hội, Bộ GD&ĐT đề xuất giữ nguyên mức sàn và trần học phí năm học 2025–2026 bằng mức của năm học 2022–2023, áp dụng theo từng mức độ tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập.
Cụ thể, mức học phí của cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng)
Đối với cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí dao động từ 50.000 đến 650.000 đồng/học sinh/tháng tùy từng cấp học và vùng miền.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên: được phép thu tối đa gấp 2 lần mức trần của cơ sở chưa tự bảo đảm.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: được phép thu tối đa gấp 2,5 lần mức trần tương ứng.
Từ năm học 2026–2027 đến 2035–2036, mức trần học phí sẽ được điều chỉnh không quá 7,5% mỗi năm, theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, nhằm tiệm cận mức tính đủ chi phí đào tạo vào năm học 2035–2036.
Sau năm học 2036–2037, mức trần học phí sẽ tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội địa phương, nhưng không vượt quá tỷ lệ tăng của CPI so với cùng kỳ năm trước.
Giáo dục đại học: Học phí điều chỉnh theo kiểm định và tự chủ
Bộ GD&ĐT cũng đề xuất mức trần học phí mới đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, bắt đầu từ năm học 2025–2026. Ngành Y dược tiếp tục có mức học phí cao nhất do chi phí đào tạo đặc thù.
Ngành Y dược cao nhất 3,5 triệu đồng/tháng.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên: được thu tối đa gấp 2 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm.
Cơ sở tự bảo đảm cả chi thường xuyên và chi đầu tư: được thu tối đa gấp 2,5 lần mức trần tương ứng.
Đối với chương trình đào tạo đã đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế, các trường được quyền tự quyết mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người học.
Dự thảo Nghị định mở rộng đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm và hỗ trợ học phí từ năm học 2025–2026, cụ thể:
Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi học tại cơ sở công lập: được miễn học phí.
Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi học tại cơ sở dân lập, tư thục: được Nhà nước hỗ trợ học phí, mức cụ thể do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Học sinh tiểu học tại cơ sở tư thục: cũng được hỗ trợ học phí theo quyết định của địa phương, mở rộng so với quy định hiện hành.
Học sinh THPT tại cơ sở công lập: được miễn học phí toàn phần; nếu học tại tư thục, được hỗ trợ học phí theo khung Chính phủ.
Bên cạnh đó, dự thảo kế thừa quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về miễn học phí đối với người học ngành, nghề đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cũng như người học thuộc các đề án, chương trình ưu tiên của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm học 2025–2026, trẻ em dưới 5 tuổi học tại trường công lập sẽ được miễn học phí, theo đề xuất của Bộ GD&ĐT nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về an sinh giáo dục.
Việc giữ nguyên khung học phí phổ thông và điều chỉnh học phí đại học theo mức độ tự chủ và kiểm định chất lượng là chủ trương nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, đồng thời đảm bảo công bằng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân.
Đề xuất lần này của Bộ là bước đi thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng chi trả của người dân và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bao lâu nay, câu chuyện học phí vẫn luôn là nỗi trăn trở và là "cơn đau đầu" của hàng triệu gia đình. Thấu hiểu những lo toan của phụ huynh, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Nghị định mới sẽ kế thừa quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và cập nhật, bổ sung quy định của Luật Giá 2023.
Dự thảo Nghị định mới của Bộ GDĐT đề xuất mở rộng chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học tư thục, góp phần nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cho mọi đối tượng.
Theo Bộ GD&ĐT, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục về quá trình triển khai Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP, đa số đánh giá khung học phí hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, gia đình và người học.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm, hỗ trợ học phí cũng như ổn định tâm lý xã hội, Bộ GD&ĐT đề xuất giữ nguyên mức sàn và trần học phí năm học 2025–2026 bằng mức của năm học 2022–2023, áp dụng theo từng mức độ tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập.
Cụ thể, mức học phí của cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng)
Đối với cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí dao động từ 50.000 đến 650.000 đồng/học sinh/tháng tùy từng cấp học và vùng miền.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên: được phép thu tối đa gấp 2 lần mức trần của cơ sở chưa tự bảo đảm.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: được phép thu tối đa gấp 2,5 lần mức trần tương ứng.
Từ năm học 2026–2027 đến 2035–2036, mức trần học phí sẽ được điều chỉnh không quá 7,5% mỗi năm, theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, nhằm tiệm cận mức tính đủ chi phí đào tạo vào năm học 2035–2036.
Sau năm học 2036–2037, mức trần học phí sẽ tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội địa phương, nhưng không vượt quá tỷ lệ tăng của CPI so với cùng kỳ năm trước.
Giáo dục đại học: Học phí điều chỉnh theo kiểm định và tự chủ
Bộ GD&ĐT cũng đề xuất mức trần học phí mới đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, bắt đầu từ năm học 2025–2026. Ngành Y dược tiếp tục có mức học phí cao nhất do chi phí đào tạo đặc thù.
Ngành Y dược cao nhất 3,5 triệu đồng/tháng.
Cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên: được thu tối đa gấp 2 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm.
Cơ sở tự bảo đảm cả chi thường xuyên và chi đầu tư: được thu tối đa gấp 2,5 lần mức trần tương ứng.
Đối với chương trình đào tạo đã đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế, các trường được quyền tự quyết mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người học.
Dự thảo Nghị định mở rộng đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm và hỗ trợ học phí từ năm học 2025–2026, cụ thể:
Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi học tại cơ sở công lập: được miễn học phí.
Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi học tại cơ sở dân lập, tư thục: được Nhà nước hỗ trợ học phí, mức cụ thể do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Học sinh tiểu học tại cơ sở tư thục: cũng được hỗ trợ học phí theo quyết định của địa phương, mở rộng so với quy định hiện hành.
Học sinh THPT tại cơ sở công lập: được miễn học phí toàn phần; nếu học tại tư thục, được hỗ trợ học phí theo khung Chính phủ.
Bên cạnh đó, dự thảo kế thừa quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về miễn học phí đối với người học ngành, nghề đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cũng như người học thuộc các đề án, chương trình ưu tiên của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm học 2025–2026, trẻ em dưới 5 tuổi học tại trường công lập sẽ được miễn học phí, theo đề xuất của Bộ GD&ĐT nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về an sinh giáo dục.
Việc giữ nguyên khung học phí phổ thông và điều chỉnh học phí đại học theo mức độ tự chủ và kiểm định chất lượng là chủ trương nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, đồng thời đảm bảo công bằng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân.
Đề xuất lần này của Bộ là bước đi thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng chi trả của người dân và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Thay đổi lớn về học phí, triệu gia đình nhẹ gánh nặng tài chính