GD&TĐ - Do nguồn lực hạn chế nên hệ thống cơ sở vật chất trường học tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Mèo Vạc (Hà Giang) hiện còn thiếu thốn.
Thiếu thốn trăm bề
Thượng Phùng là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc (Hà Giang), có đường biên giới dài trên 16km với 40 mốc quốc giới. Nơi đây cách trung tâm huyện hơn 40km, toàn xã hiện có 935 hộ, gần 5.500 nhân khẩu, gồm 11 dân tộc cùng chung sống (Mông, Tày, Kinh, Xuồng…); trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 90% dân số sinh sống tại 18 thôn, trong đó có 5 thôn giáp biên.
Thượng Phùng được xem là ‘rốn gió’ nơi biên giới huyện Mèo Vạc do địa hình nằm trong vùng núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, cao hơn mặt nước biển từ 1.600 - 1.800m. Ngoài ra, hệ thống giao thông của địa phương không thuận lợi; thời tiết khắc nghiệt, sương mù, giá lạnh vào mùa đông. Đặc biệt là tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. Tỷ lệ hộ nghèo của xã ở mức cao với khoảng 60%. Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, giảng dạy của thầy và trò ở đây.
Thầy Nguyễn Mạnh Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng cho biết: Năm học này, nhà trường có 15 lớp với 544 học sinh (so với năm học trước tăng 32 học sinh). 100% là học sinh dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất của nhà trường hiện có 15 phòng kiên cố, 1 phòng thư viện; 1 phòng học bộ môn Ngoại ngữ - Tin học.
“Hiện nay nhà trường có 9 phòng lưu trú học sinh với 470 học sinh bán trú. Bình quân mỗi phòng 52 học sinh/phòng. Nhà trường hiện có 7 phòng lưu trú giáo viên với 19 người; trong đó một số phòng là 3 giáo viên nam, một số phòng 2 cặp vợ chồng ở và được ngăn đôi bằng ván gỗ. Ngoài ra nhiều thầy cô giáo phải đi ở thuê ngoài hoặc ở nhờ các cơ quan”, thầy Sơn thông tin thêm.
Nhà ăn bán trú của nhà trường chỉ khoảng 100m.
Hiện, khoảng sân hoạt động của nhà trường rất hẹp, đa phần phải mượn sân của xã Thượng Phùng. Cũng do học sinh đông nhưng diện tích nhà ăn của nhà trường chỉ khoảng 100m2 nên năm tới nhà trường dự kiến phải cho học sinh ăn 3 ca thay phiên nhau. Ngoài ra, với gần 550 học sinh học tập trong đó có 470 học sinh học bán trú nhưng hiện tại trường có 1 nhà vệ sinh học sinh với 6 phòng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các em.
Theo đánh giá chung của nhà trường, về bàn ghế học sinh, giáo viên đủ số lượng so với số lớp, số học sinh song phần lớn số bàn ghế đã được cấp từ nhiều năm trước nên đã bị hư hỏng nhiều. Tình hình trang thiết bị, đồ dùng, thiết bị dạy học còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu dạy và học còn thiếu phòng học bộ môn, các đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu…
Được biết, trong các cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang, cử tri xã cũng có các kiến nghị như mong muốn đầu tư xây dựng thêm lớp học, nhà lưu trú cho giáo viên; sân chơi cho học sinh tại Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng. Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân cũng ủng hộ để xây dựng các công trình, đồ dùng học tập cho các em học sinh nơi đây.
Khắc phục khó khăn để học tốt
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên phong trào dạy và học ở đây không vì thế mà giảm sút. Hầu hết con em đồng bào đều tích cực hăng hái tham gia bám lớp, bám trường. Đối với các thầy cô giáo, những người lái đò thầm lặng cũng luôn quyết tâm khắc phục mọi thử thách để thực hiện tốt nhiệm được giao phó.
Khu vệ sinh của nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu cho hơn 500 học sinh sử dụng.
Theo thầy Nguyễn Mạnh Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng, điểm thuận lợi của nhà trường đó là luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với phong trào giáo dục như: Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, vận động, duy trì sĩ số học sinh, đôn đốc các ngành thực hiện công tác giáo dục; phân công các ban ngành của xã phụ trách các thôn. Nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số. Do vậy việc duy trì sĩ số học sinh trên ngày luôn đạt 97% trở lên.
Chất lượng giáo dục trong năm học này của nhà trường đạt nhiều kết quả tích cực. Kết quả rèn luyện của học sinh đạt loại Tốt và Khá là 99,6%. Kết quả học tập của học sinh đạt Giỏi và Khá gần 25%. Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và giải KHKT cấp huyện…
Ông Chảo Chỉn Chản, Chủ tịch UBND xã Thượng Phùng cho biết: Thượng Phùng là địa phương có điều kiện xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhưng những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ của nhà nước mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đảng bộ xã cũng đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng sát với tình hình thực tiễn của địa phương.
“Sắp tới, theo phương án sáp nhập xã, trụ sở xã có thể sẽ dôi dư, chính quyền đang có phương án giao cho thầy cô Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng làm nhà lưu trú cho học sinh và giáo viên”, ông Chản thông tin thêm.
Sân hoạt động của nhà trường rất hẹp nên các hoạt động lớn nhà trường phải mượn khoảng sân của xã để tổ chức.
Thiếu thốn trăm bề
Thượng Phùng là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc (Hà Giang), có đường biên giới dài trên 16km với 40 mốc quốc giới. Nơi đây cách trung tâm huyện hơn 40km, toàn xã hiện có 935 hộ, gần 5.500 nhân khẩu, gồm 11 dân tộc cùng chung sống (Mông, Tày, Kinh, Xuồng…); trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 90% dân số sinh sống tại 18 thôn, trong đó có 5 thôn giáp biên.
Thượng Phùng được xem là ‘rốn gió’ nơi biên giới huyện Mèo Vạc do địa hình nằm trong vùng núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, cao hơn mặt nước biển từ 1.600 - 1.800m. Ngoài ra, hệ thống giao thông của địa phương không thuận lợi; thời tiết khắc nghiệt, sương mù, giá lạnh vào mùa đông. Đặc biệt là tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. Tỷ lệ hộ nghèo của xã ở mức cao với khoảng 60%. Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, giảng dạy của thầy và trò ở đây.
Thầy Nguyễn Mạnh Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng cho biết: Năm học này, nhà trường có 15 lớp với 544 học sinh (so với năm học trước tăng 32 học sinh). 100% là học sinh dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất của nhà trường hiện có 15 phòng kiên cố, 1 phòng thư viện; 1 phòng học bộ môn Ngoại ngữ - Tin học.
“Hiện nay nhà trường có 9 phòng lưu trú học sinh với 470 học sinh bán trú. Bình quân mỗi phòng 52 học sinh/phòng. Nhà trường hiện có 7 phòng lưu trú giáo viên với 19 người; trong đó một số phòng là 3 giáo viên nam, một số phòng 2 cặp vợ chồng ở và được ngăn đôi bằng ván gỗ. Ngoài ra nhiều thầy cô giáo phải đi ở thuê ngoài hoặc ở nhờ các cơ quan”, thầy Sơn thông tin thêm.
Nhà ăn bán trú của nhà trường chỉ khoảng 100m.
Hiện, khoảng sân hoạt động của nhà trường rất hẹp, đa phần phải mượn sân của xã Thượng Phùng. Cũng do học sinh đông nhưng diện tích nhà ăn của nhà trường chỉ khoảng 100m2 nên năm tới nhà trường dự kiến phải cho học sinh ăn 3 ca thay phiên nhau. Ngoài ra, với gần 550 học sinh học tập trong đó có 470 học sinh học bán trú nhưng hiện tại trường có 1 nhà vệ sinh học sinh với 6 phòng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các em.
Theo đánh giá chung của nhà trường, về bàn ghế học sinh, giáo viên đủ số lượng so với số lớp, số học sinh song phần lớn số bàn ghế đã được cấp từ nhiều năm trước nên đã bị hư hỏng nhiều. Tình hình trang thiết bị, đồ dùng, thiết bị dạy học còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu dạy và học còn thiếu phòng học bộ môn, các đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu…
Được biết, trong các cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang, cử tri xã cũng có các kiến nghị như mong muốn đầu tư xây dựng thêm lớp học, nhà lưu trú cho giáo viên; sân chơi cho học sinh tại Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng. Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân cũng ủng hộ để xây dựng các công trình, đồ dùng học tập cho các em học sinh nơi đây.
Khắc phục khó khăn để học tốt
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên phong trào dạy và học ở đây không vì thế mà giảm sút. Hầu hết con em đồng bào đều tích cực hăng hái tham gia bám lớp, bám trường. Đối với các thầy cô giáo, những người lái đò thầm lặng cũng luôn quyết tâm khắc phục mọi thử thách để thực hiện tốt nhiệm được giao phó.
Khu vệ sinh của nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu cho hơn 500 học sinh sử dụng.
Theo thầy Nguyễn Mạnh Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng, điểm thuận lợi của nhà trường đó là luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với phong trào giáo dục như: Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, vận động, duy trì sĩ số học sinh, đôn đốc các ngành thực hiện công tác giáo dục; phân công các ban ngành của xã phụ trách các thôn. Nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số. Do vậy việc duy trì sĩ số học sinh trên ngày luôn đạt 97% trở lên.
Chất lượng giáo dục trong năm học này của nhà trường đạt nhiều kết quả tích cực. Kết quả rèn luyện của học sinh đạt loại Tốt và Khá là 99,6%. Kết quả học tập của học sinh đạt Giỏi và Khá gần 25%. Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và giải KHKT cấp huyện…
Ông Chảo Chỉn Chản, Chủ tịch UBND xã Thượng Phùng cho biết: Thượng Phùng là địa phương có điều kiện xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhưng những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ của nhà nước mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đảng bộ xã cũng đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng sát với tình hình thực tiễn của địa phương.
“Sắp tới, theo phương án sáp nhập xã, trụ sở xã có thể sẽ dôi dư, chính quyền đang có phương án giao cho thầy cô Trường PTDT Bán trú THCS Thượng Phùng làm nhà lưu trú cho học sinh và giáo viên”, ông Chản thông tin thêm.
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.