GD&TĐ - Ngoài khả năng kích thích cảm xúc, âm nhạc còn có một loạt các lợi ích đối với cơ thể con người, từ cải thiện tâm trạng đến giảm đau.
Bài viết này giúp bạn tìm hiểu thêm về 5 lợi ích đã được khoa học chứng minh của việc nghe nhạc.
Giảm đau
Trong lối sống hiện đại, chúng ta thường nghe mọi người phàn nàn về đau cơ và khớp. Thay vì liên tục tìm kiếm các giải pháp hoặc liệu pháp điều trị giảm đau, tại sao chúng ta không thử nghe nhạc?
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng âm nhạc có thể giúp giảm đau. Trong một nghiên cứu có tên Frontiers in Psychology, những bệnh nhân bị đau xơ cơ (những người bị đau cơ xương lan tỏa) cho biết họ cảm thấy ít đau hơn đáng kể khi nghe nhạc ưa thích trong 10 phút so với tiếng ồn thông thường (nhạc có tần số thấp hơn tiếng ồn thông thường). Ngoài việc giảm đau, âm nhạc còn giúp họ tăng khả năng vận động.
Vì vậy, nếu bạn bị đau về thể xác và không có loại thuốc nào có thể giúp bạn, hãy thử nghe nhạc.
Tăng cường chức năng mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch
Ngoài việc giảm đau, âm nhạc còn có khả năng cải thiện chức năng tim và phổi, do đó cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Các nhà khoa học đã phát hiện khi bệnh nhân nghe nhạc, những cảm xúc vui vẻ mà họ cảm thấy có tác dụng lành mạnh đến chức năng mạch máu. Điều này sẽ dẫn đến tăng lưu lượng máu trong mạch máu, có nghĩa là âm nhạc có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Do đó, lần tới khi bạn tập thể dục, hãy thử kết hợp các bài tập với một số bản nhạc phù hợp để giúp bạn phát triển thói quen tập thể dục tích cực. Âm nhạc giúp giảm đau đồng thời tăng cường lưu thông máu.
Giảm các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm
Giống như tập thể dục, âm nhạc chắc chắn sẽ làm bạn vui vẻ và phấn chấn tức thì. (Ảnh: ITN)
Giống như tập thể dục, âm nhạc chắc chắn sẽ làm bạn vui vẻ và phấn chấn tức thì. Đặc biệt, những bản nhạc không lời nhẹ nhàng, du dương, đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc giảm lo âu so với việc dùng một số chất gây nghiện. Đây là kết quả từ một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Liệu pháp âm nhạc.
Thực tế, âm nhạc được coi là một cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng về mặt sinh lý. Hơn nữa, theo một bài báo trên Tạp chí Y học Nội khoa Châu Âu, âm nhạc ngày càng được sử dụng như một công cụ trị liệu, do đó thuật ngữ “Hiệu ứng Mozart” đã trở nên phổ biến trong giới y khoa.
Có thể thấy rằng loại nhạc bạn chọn rất quan trọng. Nhạc cổ điển và nhạc thiền có hiệu quả hơn trong các liệu pháp điều trị, trong khi nhạc rock và nhạc điện tử có thể khiến tâm trạng của bạn tệ hơn.
Cải thiện tâm trạng của bạn
Nếu âm nhạc làm giảm căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm một cách hiệu quả, thì chắc chắn nó có thể làm bạn vui lên. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Giới hạn của Tâm lý cho thấy một trong những lý do khiến mọi người thích nghe nhạc là vì nó khiến họ cảm thấy tốt hơn.
Âm nhạc thực sự thúc đẩy giải phóng dopamine trong cơ thể con người. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh (tín hiệu hóa học) mang lại cho chúng ta cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.
Trong tạp chí Nature of Neuroscience, người ta cũng chỉ ra rằng một số loại nhạc cổ điển nhất định khiến người nghe cảm thấy thư giãn, từ đó dẫn đến giải phóng dopamine.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu trên 94 sinh viên cho thấy khi một nhóm nghe nhạc cổ điển và một nhóm khác nghe sách nói, kết quả cho thấy nhóm nghe nhạc cổ điển đã cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ.
Khi bạn không thể ngủ, hãy bật một số bản nhạc cổ điển thư giãn trong phòng trước khi đi chìm vào giấc. Nếu bạn chọn tận hưởng liệu pháp mát-xa vào ban đêm, loại nhạc này cũng sẽ mang lại hiệu quả thư giãn gấp đôi.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng âm nhạc có thể giúp giảm đau. (Ảnh: ITN)
Bài viết này giúp bạn tìm hiểu thêm về 5 lợi ích đã được khoa học chứng minh của việc nghe nhạc.
Giảm đau
Trong lối sống hiện đại, chúng ta thường nghe mọi người phàn nàn về đau cơ và khớp. Thay vì liên tục tìm kiếm các giải pháp hoặc liệu pháp điều trị giảm đau, tại sao chúng ta không thử nghe nhạc?
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng âm nhạc có thể giúp giảm đau. Trong một nghiên cứu có tên Frontiers in Psychology, những bệnh nhân bị đau xơ cơ (những người bị đau cơ xương lan tỏa) cho biết họ cảm thấy ít đau hơn đáng kể khi nghe nhạc ưa thích trong 10 phút so với tiếng ồn thông thường (nhạc có tần số thấp hơn tiếng ồn thông thường). Ngoài việc giảm đau, âm nhạc còn giúp họ tăng khả năng vận động.
Vì vậy, nếu bạn bị đau về thể xác và không có loại thuốc nào có thể giúp bạn, hãy thử nghe nhạc.
Tăng cường chức năng mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch
Ngoài việc giảm đau, âm nhạc còn có khả năng cải thiện chức năng tim và phổi, do đó cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Các nhà khoa học đã phát hiện khi bệnh nhân nghe nhạc, những cảm xúc vui vẻ mà họ cảm thấy có tác dụng lành mạnh đến chức năng mạch máu. Điều này sẽ dẫn đến tăng lưu lượng máu trong mạch máu, có nghĩa là âm nhạc có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Do đó, lần tới khi bạn tập thể dục, hãy thử kết hợp các bài tập với một số bản nhạc phù hợp để giúp bạn phát triển thói quen tập thể dục tích cực. Âm nhạc giúp giảm đau đồng thời tăng cường lưu thông máu.
Giảm các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm
Giống như tập thể dục, âm nhạc chắc chắn sẽ làm bạn vui vẻ và phấn chấn tức thì. (Ảnh: ITN)
Giống như tập thể dục, âm nhạc chắc chắn sẽ làm bạn vui vẻ và phấn chấn tức thì. Đặc biệt, những bản nhạc không lời nhẹ nhàng, du dương, đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc giảm lo âu so với việc dùng một số chất gây nghiện. Đây là kết quả từ một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Liệu pháp âm nhạc.
Thực tế, âm nhạc được coi là một cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng về mặt sinh lý. Hơn nữa, theo một bài báo trên Tạp chí Y học Nội khoa Châu Âu, âm nhạc ngày càng được sử dụng như một công cụ trị liệu, do đó thuật ngữ “Hiệu ứng Mozart” đã trở nên phổ biến trong giới y khoa.
Có thể thấy rằng loại nhạc bạn chọn rất quan trọng. Nhạc cổ điển và nhạc thiền có hiệu quả hơn trong các liệu pháp điều trị, trong khi nhạc rock và nhạc điện tử có thể khiến tâm trạng của bạn tệ hơn.
Cải thiện tâm trạng của bạn
Nếu âm nhạc làm giảm căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm một cách hiệu quả, thì chắc chắn nó có thể làm bạn vui lên. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Giới hạn của Tâm lý cho thấy một trong những lý do khiến mọi người thích nghe nhạc là vì nó khiến họ cảm thấy tốt hơn.
Âm nhạc thực sự thúc đẩy giải phóng dopamine trong cơ thể con người. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh (tín hiệu hóa học) mang lại cho chúng ta cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.
Trong tạp chí Nature of Neuroscience, người ta cũng chỉ ra rằng một số loại nhạc cổ điển nhất định khiến người nghe cảm thấy thư giãn, từ đó dẫn đến giải phóng dopamine.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu trên 94 sinh viên cho thấy khi một nhóm nghe nhạc cổ điển và một nhóm khác nghe sách nói, kết quả cho thấy nhóm nghe nhạc cổ điển đã cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ.
Khi bạn không thể ngủ, hãy bật một số bản nhạc cổ điển thư giãn trong phòng trước khi đi chìm vào giấc. Nếu bạn chọn tận hưởng liệu pháp mát-xa vào ban đêm, loại nhạc này cũng sẽ mang lại hiệu quả thư giãn gấp đôi.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:04
Hà Lan thay đổi chính sách dạy ngoại ngữ
GD&TĐ - Hà Lan sẽ bỏ Đề thi Giáo dục Ngoại ngữ (TAO), bài kiểm tra yêu cầu các trường chứng minh sự cần thiết khi giảng dạy bằng ngoại ngữ.
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.