Cách phòng những “kẻ sát nhân thầm lặng” khi bão Wipha đổ bộ
2025/07/22 09:48
(CLO) Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu không hành động kịp thời, một "trận dịch" mới có thể bùng phát, đè nặng lên những địa phương vốn đã kiệt quệ vì thiên tai, nhất là sau khi bão Wipha đổ bộ vào nước ta.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 13h ngày 21/7, tâm bão số 3 (Wipha) cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 9–10 (75–102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h.
Dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ – mối nguy bị bỏ quên
Theo BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mùa mưa bão (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 tùy vùng) không chỉ mang theo thiên tai mà còn mở đường cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nước lũ là "ổ lây bệnh di động", cuốn theo vi khuẩn, virus, rác thải, xác động vật… tràn lan vào môi trường sống, làm đảo lộn hệ thống vệ sinh và cấp nước sinh hoạt.
Hệ quả là hàng loạt bệnh truyền nhiễm có cơ hội phát sinh và lan rộng, nhất là tại những vùng bị chia cắt, thiếu nước sạch và thực phẩm an toàn.
Những căn bệnh phổ biến sau mưa lũ có thể kể đến như: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, viêm gan A, bệnh về hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh da liễu, và đặc biệt là sốt xuất huyết căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên cả nước.
Nhiều trường hợp người dân chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khi thấy biểu hiện sốt, ho, tiêu chảy, phát ban nhẹ… đã dẫn đến biến chứng nặng hoặc lan bệnh ra cộng đồng.
"Dấu hiệu nhỏ có thể là hồi chuông cảnh báo cho một đợt bùng phát dịch", BS Huyền nhấn mạnh.
Những khuyến cáo không thể bỏ qua
Mưa bão kéo dài, ngập úng và môi trường ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Từ thực tiễn điều trị và phòng chống dịch, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trước hết, cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm: tuyệt đối ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, thịt gia súc gia cầm chết. Khi điều kiện ngập lụt hạn chế, nên ưu tiên các loại thực phẩm đóng gói sẵn như mì gói, lương khô, nước đóng chai.
Bên cạnh đó, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cũng là yếu tố sống còn. Giếng nước bị ngập phải được khử trùng bằng Cloramin B hoặc vôi bột dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không sử dụng nước bẩn để tắm rửa, giặt giũ hay cho trẻ em chơi đùa. Các bể chứa nước cần được che đậy kỹ để tránh muỗi sinh sôi.
Đặc biệt, nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết sau mưa lũ là rất cao. Người dân cần tích cực diệt loăng quăng/bọ gậy, dọn dẹp vật dụng chứa nước mưa, ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Ngoài ra, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Sau khi đi qua vùng ngập, cần rửa sạch tay chân, lau khô kỹ các kẽ ngón.
Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa để hạn chế lây bệnh ngoài da và đau mắt đỏ. Nhà cửa, chuồng trại cần được vệ sinh kỹ lưỡng, xử lý rác thải và chôn xác động vật đúng cách để ngăn ngừa ô nhiễm.
Cuối cùng, khi có các dấu hiệu bất thường như sốt, tiêu chảy, ho kéo dài, đau mắt hay nổi ban, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 13h ngày 21/7, tâm bão số 3 (Wipha) cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 9–10 (75–102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h.
Dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ – mối nguy bị bỏ quên
Theo BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mùa mưa bão (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 tùy vùng) không chỉ mang theo thiên tai mà còn mở đường cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nước lũ là "ổ lây bệnh di động", cuốn theo vi khuẩn, virus, rác thải, xác động vật… tràn lan vào môi trường sống, làm đảo lộn hệ thống vệ sinh và cấp nước sinh hoạt.
Hệ quả là hàng loạt bệnh truyền nhiễm có cơ hội phát sinh và lan rộng, nhất là tại những vùng bị chia cắt, thiếu nước sạch và thực phẩm an toàn.
Khi hệ thống vệ sinh bị phá vỡ bởi lũ lụt, mầm bệnh có thể lan truyền nhanh chóng qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, côn trùng đốt, thậm chí qua tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
Những căn bệnh phổ biến sau mưa lũ có thể kể đến như: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, viêm gan A, bệnh về hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh da liễu, và đặc biệt là sốt xuất huyết căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên cả nước.
Nhiều trường hợp người dân chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khi thấy biểu hiện sốt, ho, tiêu chảy, phát ban nhẹ… đã dẫn đến biến chứng nặng hoặc lan bệnh ra cộng đồng.
"Dấu hiệu nhỏ có thể là hồi chuông cảnh báo cho một đợt bùng phát dịch", BS Huyền nhấn mạnh.
Những khuyến cáo không thể bỏ qua
Mưa bão kéo dài, ngập úng và môi trường ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Từ thực tiễn điều trị và phòng chống dịch, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trước hết, cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm: tuyệt đối ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, thịt gia súc gia cầm chết. Khi điều kiện ngập lụt hạn chế, nên ưu tiên các loại thực phẩm đóng gói sẵn như mì gói, lương khô, nước đóng chai.
Bên cạnh đó, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cũng là yếu tố sống còn. Giếng nước bị ngập phải được khử trùng bằng Cloramin B hoặc vôi bột dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không sử dụng nước bẩn để tắm rửa, giặt giũ hay cho trẻ em chơi đùa. Các bể chứa nước cần được che đậy kỹ để tránh muỗi sinh sôi.
Đặc biệt, nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết sau mưa lũ là rất cao. Người dân cần tích cực diệt loăng quăng/bọ gậy, dọn dẹp vật dụng chứa nước mưa, ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Ngoài ra, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Sau khi đi qua vùng ngập, cần rửa sạch tay chân, lau khô kỹ các kẽ ngón.
Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa để hạn chế lây bệnh ngoài da và đau mắt đỏ. Nhà cửa, chuồng trại cần được vệ sinh kỹ lưỡng, xử lý rác thải và chôn xác động vật đúng cách để ngăn ngừa ô nhiễm.
Cuối cùng, khi có các dấu hiệu bất thường như sốt, tiêu chảy, ho kéo dài, đau mắt hay nổi ban, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà.
Điểm sàn ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 20,5 điểm
GD&TĐ - Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt của trường có điểm sàn cao nhất là 20,5 điểm.
2025-07-22 07:49
7.990 chỉ tiêu, điểm sàn từ 18: Đại học Công nghiệp Hà Nội mở rộng cửa cho thí sinh 2025
(CLO) Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển đại học năm 2025, dao động từ 18 đến 21 điểm tùy từng ngành.
2025-07-22 07:48
Sinh viên Trường Đại học Hạ Long có việc làm khi chưa nhận bằng tốt nghiệp
GD&TĐ - Trên 125 sinh viên của trường đã được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp lớn dù chưa nhận bằng tốt nghiệp.
2025-07-22 07:47
Đào tạo từ xa – Cánh cửa tri thức không giới hạn
GD&TĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, giáo dục không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ của những lớp học truyền thống.
2025-07-22 07:46
Tăng chuẩn đầu vào, Đại học Ngoại thương siết chất lượng tuyển sinh 2025
(CLO) Trường Đại học Ngoại thương chính thức công bố mức điểm sàn xét tuyển đại học chính quy năm 2025 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
2025-07-22 07:46
Ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt có điểm sàn cao nhất 20,5 điểm; ngành Sư phạm từ 18–19 điểm
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025 đối với các ngành thuộc nhóm sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng.
2025-07-22 07:42
Khắc phục thiệt hại hỏa hoạn tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc
Ngày 22/7, Cục Di sản văn hóa cho biết đã nhận được báo cáo của Sở VH,TT&DL Hưng Yên về thiệt hại tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc sau vụ cháy.
2025-07-22 07:41
Đêm nhạc ‘Lũy đá bất tử’ tri ân người lính
GD&TĐ - Đêm nhạc "Lũy đá bất tử" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 27/7 nhằm tri những người lính nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
2025-07-22 07:40
Bắc Ninh hướng tới trung tâm giáo dục chất lượng cao
GD&TĐ - Bắc Ninh phát huy thế mạnh và truyền thống khoa bảng đất Kinh Bắc hướng tới trở thành một trong những trung tâm giáo dục chất lượng cao của cả nước.
2025-07-22 07:39
Ngôi sao Hà Nội giữ chuỗi Top các trường có thành tích tốt nhất
GD&TĐ - Trường Ngôi Sao Hà Nội liên tiếp nhiều năm liền nằm trong TOP các trường có thành tích tốt nhất kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
Cách phòng những “kẻ sát nhân thầm lặng” khi bão Wipha đổ bộ