GD&TĐ - Việt Nam đang dần bước lên vị trí đồng hành cùng các quốc gia mạnh về y học trong khu vực.
Ngành y Việt Nam hiện có đủ năng lực, tự tin và bản lĩnh để trở thành “gã khổng lồ y khoa” của Đông Nam Á.
Biểu tượng nhân văn và hội nhập
Tại phòng mổ đặc biệt của Bệnh viện Từ Dũ, sản phụ K.W.S. - 41 tuổi, quốc tịch Singapore - đã trải qua một cuộc can thiệp tim bào thai phức tạp bậc nhất từ trước đến nay. Thai nhi 22 tuần tuổi mang nhiều dị tật tim nguy hiểm: Hở van hai lá nặng, hẹp van động mạch chủ, thông liên thất và thiểu sản thất trái. Các bác sĩ tại Singapore khuyên nên đình chỉ thai kỳ vì “không còn hy vọng cứu sống”.
Nhờ lời giới thiệu từ giới chuyên môn Singapore, chị tìm đến Việt Nam - nơi duy nhất trong khu vực làm chủ kỹ thuật can thiệp tim bào thai. Ê-kíp hơn 20 bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thực hiện ca can thiệp lần thứ hai sau một lần thất bại, với kết quả ngoạn mục: Tim thai đập lại mạnh mẽ, dòng máu thông thoáng trở lại.
Đây là ca thứ 9 được thực hiện tại Từ Dũ và là lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận bệnh nhân nước ngoài đến điều trị kỹ thuật can thiệp đặc biệt này. Với thành tựu này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen và nhấn mạnh: “Thành công này không chỉ là chuyên môn mà còn là biểu tượng nhân văn và hội nhập. Các kỹ thuật mới, phức tạp, được làm chủ hoàn toàn bởi y bác sĩ Việt Nam - đó là minh chứng cho nội lực của ngành y nước nhà”.
Tương tự, trong lĩnh vực ghép tạng - một thước đo kỹ thuật cao của y học hiện đại - Việt Nam cũng đang có bước tiến vượt bậc. Tính đến năm 2024, cả nước đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép mô và tạng, với hơn 1.000 ca mỗi năm từ 2022 đến nay - đứng đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng.
Các kỹ thuật ghép tim xuyên Việt, ghép gan cho trẻ sơ sinh dưới 5kg, ghép đa tạng từ người cho chết não đã được thực hiện thành công, rút ngắn đáng kể khoảng cách với các trung tâm y học lớn trên thế giới.
Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như Quảng Ninh, Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ… cũng đã thực hiện ghép tạng thành công, thể hiện sự phát triển đồng đều cả về chiều rộng và chiều sâu của hệ thống y tế.
Không chỉ ở lĩnh vực can thiệp và ghép tạng, Việt Nam còn có những cá nhân tiên phong sáng tạo kỹ thuật mang tầm thế giới. Tiêu biểu là PGS.TS Trần Ngọc Lương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, với phương pháp mổ tuyến giáp nội soi ngả nách - gọi tắt là “mổ Dr. Lương”. Kỹ thuật này giúp tránh sẹo cổ, giảm xâm lấn, đã được chuyển giao cho hơn 20 quốc gia và đưa vào hướng dẫn điều trị của nhiều hiệp hội y học khu vực.
Trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa và ngoại nhi, PGS.TS.BS Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã đưa bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy trong khu vực. Ông là một trong hai bác sĩ đi đầu thế giới về thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị nang ống mật chủ.
Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp bé O.L.V. (4 tuổi), con của một gia đình có bố người Australia, mẹ người Nga, sống tại Indonesia. Bé được chẩn đoán mắc bệnh nang ống mật chủ bẩm sinh - một bệnh lý cần phẫu thuật chuyên sâu.
Sau khi tham khảo nhiều trung tâm y tế quốc tế, gia đình đã chọn Trung tâm Kỹ thuật cao - Bệnh viện Xanh Pôn. Ca mổ do ê-kíp do PGS.TS Trần Ngọc Sơn thực hiện đã diễn ra thành công. Gia đình cháu bé sau đó đã gửi thư cảm ơn xúc động: “Chúng tôi không biết nói gì hơn về những điều tuyệt vời mà các y bác sĩ dành cho con chúng tôi”.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng trực tiếp chỉ đạo trước ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Khát vọng vươn lên
Trong bản đồ y khoa Đông Nam Á, Singapore nổi bật với hệ thống y học chính xác và điều trị cá nhân hóa, trong khi Thái Lan phát triển mạnh mảng dịch vụ y tế kết hợp du lịch.
Tuy nhiên, những thành tựu nói trên cho thấy, Việt Nam đang rút ngắn khoảng cách, với những bước đi chắc chắn cả về kỹ thuật, hệ thống và chất lượng nhân lực. Điều khác biệt lớn nhất chính là khả năng điều trị các ca bệnh phức tạp với chi phí hợp lý, thời gian chờ ngắn và chất lượng chăm sóc ngày càng được cải thiện.
Một bệnh nhân người nước ngoài được điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ về sự chuyên nghiệp và thái độ ân cần các y bác sĩ của bệnh viện. Tôi thực sự rất biết ơn các bác sĩ, khi vào viện tôi được chăm sóc tận tình và kết quả điều trị rất tốt. Tôi thấy chất lượng y tế của bệnh viện thực sự tuyệt vời, thu hút người bệnh nước ngoài như chúng tôi”.
Bên cạnh đó, việc các bác sĩ Việt thực hiện thành công kỹ thuật mà ngay cả Singapore cũng chưa triển khai - như tim bào thai - là một minh chứng rõ ràng cho năng lực vượt trội trong một số lĩnh vực mũi nhọn.
Hằng năm, nhiều kiều bào và bệnh nhân quốc tế chọn về Việt Nam để điều trị, không chỉ vì tiết kiệm chi phí mà vì niềm tin vào tay nghề bác sĩ và sự tiến bộ kỹ thuật. Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.
Một trong những lý do thu hút nhiều người về Việt Nam chữa bệnh là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước đang được nâng cao, không thua gì nước ngoài. Các chuyên gia đầu ngành Việt Nam cũng bắt đầu tham gia giảng dạy, chia sẻ tại các hội nghị quốc tế, từng bước đưa hình ảnh y học Việt ra thế giới.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng), thành tựu y học không chỉ nằm ở thiết bị hiện đại mà là ở khát vọng vươn lên và dám hành động. Từ những ca bệnh khó, chúng ta thấy hình ảnh người thầy thuốc Việt Nam không còn đứng bên lề, mà đã trở thành người kiến tạo kỹ thuật. Có thể nhận thấy, nội lực của ngành y nước nhà đang được bồi đắp từ nhiều phía: Chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế sâu rộng và trên hết là tinh thần cống hiến, không ngừng học hỏi của đội ngũ thầy thuốc.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Ngành y Việt Nam hiện có đủ năng lực, tự tin và bản lĩnh để trở thành “gã khổng lồ y khoa” của Đông Nam Á.
Biểu tượng nhân văn và hội nhập
Tại phòng mổ đặc biệt của Bệnh viện Từ Dũ, sản phụ K.W.S. - 41 tuổi, quốc tịch Singapore - đã trải qua một cuộc can thiệp tim bào thai phức tạp bậc nhất từ trước đến nay. Thai nhi 22 tuần tuổi mang nhiều dị tật tim nguy hiểm: Hở van hai lá nặng, hẹp van động mạch chủ, thông liên thất và thiểu sản thất trái. Các bác sĩ tại Singapore khuyên nên đình chỉ thai kỳ vì “không còn hy vọng cứu sống”.
Nhờ lời giới thiệu từ giới chuyên môn Singapore, chị tìm đến Việt Nam - nơi duy nhất trong khu vực làm chủ kỹ thuật can thiệp tim bào thai. Ê-kíp hơn 20 bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thực hiện ca can thiệp lần thứ hai sau một lần thất bại, với kết quả ngoạn mục: Tim thai đập lại mạnh mẽ, dòng máu thông thoáng trở lại.
Đây là ca thứ 9 được thực hiện tại Từ Dũ và là lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận bệnh nhân nước ngoài đến điều trị kỹ thuật can thiệp đặc biệt này. Với thành tựu này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen và nhấn mạnh: “Thành công này không chỉ là chuyên môn mà còn là biểu tượng nhân văn và hội nhập. Các kỹ thuật mới, phức tạp, được làm chủ hoàn toàn bởi y bác sĩ Việt Nam - đó là minh chứng cho nội lực của ngành y nước nhà”.
Tương tự, trong lĩnh vực ghép tạng - một thước đo kỹ thuật cao của y học hiện đại - Việt Nam cũng đang có bước tiến vượt bậc. Tính đến năm 2024, cả nước đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép mô và tạng, với hơn 1.000 ca mỗi năm từ 2022 đến nay - đứng đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng.
Các kỹ thuật ghép tim xuyên Việt, ghép gan cho trẻ sơ sinh dưới 5kg, ghép đa tạng từ người cho chết não đã được thực hiện thành công, rút ngắn đáng kể khoảng cách với các trung tâm y học lớn trên thế giới.
Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như Quảng Ninh, Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ… cũng đã thực hiện ghép tạng thành công, thể hiện sự phát triển đồng đều cả về chiều rộng và chiều sâu của hệ thống y tế.
Không chỉ ở lĩnh vực can thiệp và ghép tạng, Việt Nam còn có những cá nhân tiên phong sáng tạo kỹ thuật mang tầm thế giới. Tiêu biểu là PGS.TS Trần Ngọc Lương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, với phương pháp mổ tuyến giáp nội soi ngả nách - gọi tắt là “mổ Dr. Lương”. Kỹ thuật này giúp tránh sẹo cổ, giảm xâm lấn, đã được chuyển giao cho hơn 20 quốc gia và đưa vào hướng dẫn điều trị của nhiều hiệp hội y học khu vực.
Trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa và ngoại nhi, PGS.TS.BS Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã đưa bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy trong khu vực. Ông là một trong hai bác sĩ đi đầu thế giới về thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị nang ống mật chủ.
Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp bé O.L.V. (4 tuổi), con của một gia đình có bố người Australia, mẹ người Nga, sống tại Indonesia. Bé được chẩn đoán mắc bệnh nang ống mật chủ bẩm sinh - một bệnh lý cần phẫu thuật chuyên sâu.
Sau khi tham khảo nhiều trung tâm y tế quốc tế, gia đình đã chọn Trung tâm Kỹ thuật cao - Bệnh viện Xanh Pôn. Ca mổ do ê-kíp do PGS.TS Trần Ngọc Sơn thực hiện đã diễn ra thành công. Gia đình cháu bé sau đó đã gửi thư cảm ơn xúc động: “Chúng tôi không biết nói gì hơn về những điều tuyệt vời mà các y bác sĩ dành cho con chúng tôi”.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng trực tiếp chỉ đạo trước ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Khát vọng vươn lên
Trong bản đồ y khoa Đông Nam Á, Singapore nổi bật với hệ thống y học chính xác và điều trị cá nhân hóa, trong khi Thái Lan phát triển mạnh mảng dịch vụ y tế kết hợp du lịch.
Tuy nhiên, những thành tựu nói trên cho thấy, Việt Nam đang rút ngắn khoảng cách, với những bước đi chắc chắn cả về kỹ thuật, hệ thống và chất lượng nhân lực. Điều khác biệt lớn nhất chính là khả năng điều trị các ca bệnh phức tạp với chi phí hợp lý, thời gian chờ ngắn và chất lượng chăm sóc ngày càng được cải thiện.
Một bệnh nhân người nước ngoài được điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ về sự chuyên nghiệp và thái độ ân cần các y bác sĩ của bệnh viện. Tôi thực sự rất biết ơn các bác sĩ, khi vào viện tôi được chăm sóc tận tình và kết quả điều trị rất tốt. Tôi thấy chất lượng y tế của bệnh viện thực sự tuyệt vời, thu hút người bệnh nước ngoài như chúng tôi”.
Bên cạnh đó, việc các bác sĩ Việt thực hiện thành công kỹ thuật mà ngay cả Singapore cũng chưa triển khai - như tim bào thai - là một minh chứng rõ ràng cho năng lực vượt trội trong một số lĩnh vực mũi nhọn.
Hằng năm, nhiều kiều bào và bệnh nhân quốc tế chọn về Việt Nam để điều trị, không chỉ vì tiết kiệm chi phí mà vì niềm tin vào tay nghề bác sĩ và sự tiến bộ kỹ thuật. Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.
Một trong những lý do thu hút nhiều người về Việt Nam chữa bệnh là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước đang được nâng cao, không thua gì nước ngoài. Các chuyên gia đầu ngành Việt Nam cũng bắt đầu tham gia giảng dạy, chia sẻ tại các hội nghị quốc tế, từng bước đưa hình ảnh y học Việt ra thế giới.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng), thành tựu y học không chỉ nằm ở thiết bị hiện đại mà là ở khát vọng vươn lên và dám hành động. Từ những ca bệnh khó, chúng ta thấy hình ảnh người thầy thuốc Việt Nam không còn đứng bên lề, mà đã trở thành người kiến tạo kỹ thuật. Có thể nhận thấy, nội lực của ngành y nước nhà đang được bồi đắp từ nhiều phía: Chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế sâu rộng và trên hết là tinh thần cống hiến, không ngừng học hỏi của đội ngũ thầy thuốc.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".
2025-07-26 01:35
Nghề nào mang lại hạnh phúc nhất thế giới?
GD&TĐ - Đó là chủ đề của bài nói chuyện với diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM).
2025-07-26 01:34
Trường Đại học Luật TPHCM sẽ đẩy mạnh đào tạo liên ngành
GD&TĐ - Tọa đàm về chương trình đào tạo liên ngành tại Trường Đại học Luật TPHCM gợi mở nhiều hướng đi phù hợp xu thế giáo dục hiện đại.
2025-07-26 01:31
Tư vấn sớm tổ hợp môn tự chọn cho học sinh khối 10
GD&TĐ - Sau khi hoàn thành chu kỳ đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường THPT đã có kinh nghiệm, chủ động tư vấn, định hướng cho học sinh lớp 10 về nhóm lớp, tổ hợp môn lựa chọn.