GD&TĐ -Trái cây chứa một lượng nước nhất định. Do đó, nhiều người băn khoăn rằng uống nước sau khi ăn trái cây có cần thiết hay thậm chí là lành mạnh không?
Trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định. (Ảnh: ITN)
Uống đủ nước luôn là điều được các bác sĩ khuyến khích để có sức khỏe tốt hơn. Nó giúp các cơ quan ngậm nước và giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Nó cũng có khả năng cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe của da và tóc, giúp kiểm soát cân nặng. Hơn nữa, nước là nguồn duy nhất giúp đào thải độc tố trong cơ thể.
Nhưng, bạn nên biết rằng uống nước ngay sau bữa ăn không được khuyến khích. Bởi vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Đặc biệt, uống nước sau khi ăn trái cây chưa được coi là an toàn vì chúng rất ngon ngọt và vốn đã là nguồn cung cấp nước cao. Do đó, không nên tiêu thụ trái cây cùng với nước.
Shweta Mahadik, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Ấn Độ, đã liệt kê một số lý do để bạn nói “không” với thói quen uống nước sau khi ăn trái cây:
Có thể gây ra chứng đau bụng
Cho dù là kiwi, mít, chanh dây hay ổi, các loại trái cây đều chứa nhiều đường và men, do đó, uống nước sau khi ăn trái cây sẽ làm loãng axit dạ dày của bạn. Điều này tạo ra môi trường cho nấm men phát triển mạnh, dẫn đến sản xuất carbon dioxide và rượu, khiến khí tích tụ trong dạ dày. Theo American College of Gastroenterology, khí có thể góp phần gây đầy hơi và đau bụng.
Ảnh hưởng đến mức độ pH của cơ thể
Trái cây, đặc biệt là dưa hấu, chứa rất nhiều nước. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trăm gam dưa hấu có 91,4 gam nước. Uống nước sau khi ăn trái cây, đặc biệt là những loại có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa lưới, dưa chuột, cam và dâu tây sẽ làm rối loạn mức độ pH của hệ tiêu hóa (mức độ axit hoặc kiềm).
Nguyên nhân là do trái cây có hàm lượng nước cao có thể làm rối loạn mức độ pH bằng cách làm cho dạ dày của bạn ít axit hơn.
Làm chậm quá trình tiêu hóa
Nên tránh uống nước sau khi ăn trái cây vì sự kết hợp này gây cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa trong dạ dày, dẫn đến tình trạng axit. (Ảnh: ITN)
Nên tránh uống nước sau khi ăn trái cây vì sự kết hợp này gây cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa trong dạ dày.
Đây là lý do tại sao một số người cảm thấy buồn nôn sau khi ăn trái cây. Uống nước ngay sau khi ăn trái cây sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Pha loãng dịch vị dạ dày làm giảm tiết enzyme tiêu hóa, có thể gây ợ nóng và axit. Tốt nhất bạn chỉ nên uống nước ít nhất nửa giờ đến một giờ sau khi ăn trái cây.
Làm tăng lượng đường trong máu
Uống nước sau khi ăn trái cây làm chậm quá trình tiêu hóa, để lại nhiều thức ăn chưa tiêu hóa trong hệ thống. Chất này được chuyển hóa thành chất béo và làm tăng insulin, có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng sức khỏe mãn tính này có thể gây mù lòa, suy thận và đau tim.
Vì vậy, hãy tránh uống nước, đặc biệt là sau khi ăn trái cây họ cam quýt và trái cây có hàm lượng nước cao. Nên dành ít nhất nửa giờ đến một giờ để tiêu hóa chúng và tránh bất kỳ tác dụng phụ nào.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến nghị chúng ta không nên kết hợp trái cây với bất kỳ thứ gì khác. Cụ thể, trái cây phân hủy nhanh hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nó có thể gây ra sự hình thành độc tố trong cơ thể.
Điều này là do thực tế là việc kết hợp trái cây với thực phẩm có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Trái cây phải ở trong dạ dày trong thời gian dài như thức ăn nặng nhất cần để tiêu hóa, khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên khó khăn.
Nó bắt đầu lên men trong dịch tiêu hóa, thường có độc, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh và các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, tốt hơn là nên tiêu tiêu thụ trái cây và các loại thực phẩm vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Ngành Giáo dục phát động Tháng hành động vì môi trường
GD&TĐ - Ngày 4/7, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025 và phát động Tháng hành động vì môi trường.
7 hours ago
Bay từ Mỹ về Việt Nam thay khớp gối, người đàn ông thoát khỏi cảnh đau khớp gối suốt 5 năm
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mới đây đã thay khớp gối thành công bằng kỹ thuật gióng trục động học không cắt gân cơ, giúp bệnh nhân Đặng Xuân Thịnh (65 tuổi - Việt Kiều Mỹ) có thể đi lại sau 1 ngày phẫu thuật.
7 hours ago
Hướng đến công bằng trong tuyển sinh
GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.
7 hours ago
Tập huấn phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới cho giảng viên sư phạm
GD&TĐ - Cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm được tập huấn về phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới trong chương trình giảng dạy STEM.
7 hours ago
'Tủ sách của tình thân': Hành trình tái sinh từ trang sách của chàng trai liệt tứ chi
(CLO) Không thể đứng dậy, nhưng không bao giờ gục ngã – đó là cách Quách Văn Sơn, chàng trai người Mường sinh năm 1988, đã lựa chọn để đi qua giông bão cuộc đời và viết nên hành trình hồi sinh đầy cảm hứng từ chính đôi tay bất động của mình.
7 hours ago
Chương trình trung học nghề tích hợp mở rộng cánh cửa phân luồng
GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi có điểm đáng chú ý là chương trình trung học nghề kết hợp kiến thức văn hóa cấp THPT với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
7 hours ago
Trường THCS Giảng Võ hướng tới trường học số đầu tiên ở Việt Nam
GD&TĐ - Với 3 lớp học số ngay trong năm học 2025 - 2026, Trường THCS Giảng Võ (phường Giảng Võ, Hà Nội) hướng tới trường học số đầu tiên của Việt Nam.
7 hours ago
Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế
GD&TĐ - Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.
8 hours ago
Giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ
GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ, càng không thể chỉ đóng vai trò "đào tạo" đơn thuần.
8 hours ago
'Công ty mẹ' của UNIQLO trao học bổng toàn phần cho 12 em học sinh THPT
GD&TĐ - Đây là năm thứ ba Tập đoàn Fast Retailing triển khai tại Việt Nam, nâng tổng số học sinh nhận học bổng lên 27 em trong ba năm qua.