TPHCM xây dựng hệ sinh thái đọc sách trong trường học
2025/06/03 09:00
GD&TĐ - TPHCM đề xuất đưa tiết đọc sách vào chương trình học chính khóa nhằm hình thành và phát triển thói quen tự học cho học sinh.
Nuôi dưỡng văn hóa đọc ngay trong trường học
Những năm qua, TPHCM đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục.
Cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan, tham mưu lãnh đạo thành phố ban hành các kế hoạch, đề án về giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2021 – 2030.
Nhiều hoạt động đọc sách, các cuộc thi, sự kiện liên quan đến sách và văn hóa đọc được tổ chức thường xuyên; đồng thời, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của việc đọc sách trong phát triển tư duy và kỹ năng sống cho học sinh cũng được đẩy mạnh.
"Trường học giữ vai trò then chốt trong việc phát triển kỹ năng đọc và hình thành thói quen đọc suốt đời. Thư viện là nơi để học sinh đến đọc sách, rèn luyện phương pháp và kỹ năng đọc, nâng cao sự hiểu biết, phát triển kỹ năng sống", đại diện Sở Văn hóa và Thể thao nhận định.
Từ năm 2022 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã chủ trì việc trang bị danh mục sách hỗ trợ dạy và học cho 60 thư viện trường tiểu học tại các huyện ngoại thành, với tổng cộng 8.321 đầu sách, tương ứng 72.198 quyển.
Đây là chủ trương thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố nhằm động viên, khích lệ học sinh trên địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, trang bị và bổ sung kiến thức từ những đầu sách được cung cấp.
Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp đầu tư xây dựng các thư viện khang trang, thoáng mát với nguồn tài nguyên sách phong phú, đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi.
Nhiều trường đã xây dựng thư viện thành không gian mở, thân thiện, thư viện thông minh, thư viện điện tử nhằm thu hút học sinh, trang bị tủ sách lớp học để học sinh dễ dàng tiếp cận sách như thư viện điện tử Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Quận 1), thư viện thông minh Trường THCS Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận), Trường THCS Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), thư viện xanh tại Trung tâm GDNN-GDTX Quận 12, Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh).
TPHCM đang đề xuất đưa tiết đọc sách vào chương trình học chính khóa. Ảnh: Hồ Phúc
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn không ít thách thức. Nhiều thư viện trường học thiếu nguồn sách mới, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học sinh; hoạt động đọc sách chưa được tích hợp hiệu quả vào chương trình giảng dạy. Việc lồng ghép văn hóa đọc vào các hoạt động ngoại khóa cũng còn hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác phát triển văn hóa đọc.
“Để đạt hiệu quả cao hơn, cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các trường học. Đồng thời, cần phát huy hơn nữa sự phối hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao, Sở GD&ĐT cùng các sở, ban, ngành liên quan để tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ phát triển văn hóa đọc một cách bền vững”, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị.
Bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – nhìn nhận: “Đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu là sự đầu tư dài hạn cho tương lai. Đây không chỉ là mong muốn của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc xây dựng một thế hệ công dân có tri thức, nhân văn và sẵn sàng thích nghi với một thế giới đầy biến động.”
Không dừng lại ở việc tổ chức tiết đọc sách trong trường học, TPHCM còn hướng tới mục tiêu phát triển hạ tầng học tập hiện đại: thư viện số, cơ sở dữ liệu học liệu dùng chung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cá nhân hóa trải nghiệm đọc cho từng học sinh. Trên hành trình ấy, tiết đọc sách chính là “cánh cổng” đầu tiên để học sinh chủ động bước vào thế giới tri thức.
Đưa “đọc sách” thành tiết học chính khóa
Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Sở GD&ĐT, Hội Xuất bản Việt Nam từng bước xây dựng chương trình thử nghiệm lồng ghép hoạt động đọc sách vào các môn học và hoạt động giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, tùy theo tình hình thực tế của thư viện, các trường sẽ phân công tổ bộ môn Ngữ văn tổ chức giao nhiệm vụ cho học sinh đọc sách tại thư viện từ 1 đến 2 tiết mỗi học kỳ, nhằm tạo thói quen và khuyến khích học sinh đọc sách. Đồng thời, các trường được khuyến khích xây dựng đồng bộ tủ sách tại lớp, phát triển không gian đọc mở, tổ chức định kỳ các giờ đọc sách có hướng dẫn.
Đội ngũ giáo viên cũng được tập huấn về kỹ năng hướng dẫn học sinh đọc sách và lựa chọn tài liệu phù hợp với từng độ tuổi.
Bên cạnh đó, các trường cần đẩy mạnh hoạt động giới thiệu sách phục vụ học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, gắn với các chuyên đề và nội dung học tập theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Khu vực đọc sách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồ Phúc
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục cần tổ chức một cách có kế hoạch, liên tục và hệ thống các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm, nhằm tuyên truyền, lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách trong học sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu xây dựng công dân học tập, phát triển ý thức tự học, học tập suốt đời, ứng dụng công nghệ số trong học tập và hình thành cộng đồng xã hội học tập theo định hướng “Bình dân học vụ số”.
“Việc đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu không chỉ là mong muốn của lãnh đạo các cấp, các chuyên gia và đội ngũ giáo viên, mà còn là chiến lược đầu tư lâu dài vào năng lực tư duy, sáng tạo và nhân cách của học sinh. Từ đó thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung”, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ.
Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao đang tiếp tục triển khai khảo sát tỷ lệ đọc sách của người dân và học sinh trên địa bàn TP nhằm đánh giá thực trạng, thói quen đọc sách, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ đọc sách. Trên cơ sở đó, ngành sẽ tham mưu các chủ trương, chính sách phát triển văn hóa đọc trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao cũng phối hợp với Sở GD&ĐT, các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan cùng các quận, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hằng năm việc triển khai các chương trình, hoạt động, hội thi nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường.
TPHCM đang đề xuất đưa tiết đọc sách vào chương trình học để nuôi dưỡng văn hóa đọc. Ảnh: H.P
Nuôi dưỡng văn hóa đọc ngay trong trường học
Những năm qua, TPHCM đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục.
Cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan, tham mưu lãnh đạo thành phố ban hành các kế hoạch, đề án về giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2021 – 2030.
Nhiều hoạt động đọc sách, các cuộc thi, sự kiện liên quan đến sách và văn hóa đọc được tổ chức thường xuyên; đồng thời, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của việc đọc sách trong phát triển tư duy và kỹ năng sống cho học sinh cũng được đẩy mạnh.
"Trường học giữ vai trò then chốt trong việc phát triển kỹ năng đọc và hình thành thói quen đọc suốt đời. Thư viện là nơi để học sinh đến đọc sách, rèn luyện phương pháp và kỹ năng đọc, nâng cao sự hiểu biết, phát triển kỹ năng sống", đại diện Sở Văn hóa và Thể thao nhận định.
Từ năm 2022 đến nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã chủ trì việc trang bị danh mục sách hỗ trợ dạy và học cho 60 thư viện trường tiểu học tại các huyện ngoại thành, với tổng cộng 8.321 đầu sách, tương ứng 72.198 quyển.
Đây là chủ trương thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố nhằm động viên, khích lệ học sinh trên địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, trang bị và bổ sung kiến thức từ những đầu sách được cung cấp.
Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp đầu tư xây dựng các thư viện khang trang, thoáng mát với nguồn tài nguyên sách phong phú, đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi.
Nhiều trường đã xây dựng thư viện thành không gian mở, thân thiện, thư viện thông minh, thư viện điện tử nhằm thu hút học sinh, trang bị tủ sách lớp học để học sinh dễ dàng tiếp cận sách như thư viện điện tử Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Quận 1), thư viện thông minh Trường THCS Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận), Trường THCS Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), thư viện xanh tại Trung tâm GDNN-GDTX Quận 12, Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh).
TPHCM đang đề xuất đưa tiết đọc sách vào chương trình học chính khóa. Ảnh: Hồ Phúc
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn không ít thách thức. Nhiều thư viện trường học thiếu nguồn sách mới, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học sinh; hoạt động đọc sách chưa được tích hợp hiệu quả vào chương trình giảng dạy. Việc lồng ghép văn hóa đọc vào các hoạt động ngoại khóa cũng còn hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác phát triển văn hóa đọc.
“Để đạt hiệu quả cao hơn, cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các trường học. Đồng thời, cần phát huy hơn nữa sự phối hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao, Sở GD&ĐT cùng các sở, ban, ngành liên quan để tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ phát triển văn hóa đọc một cách bền vững”, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị.
Bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – nhìn nhận: “Đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu là sự đầu tư dài hạn cho tương lai. Đây không chỉ là mong muốn của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc xây dựng một thế hệ công dân có tri thức, nhân văn và sẵn sàng thích nghi với một thế giới đầy biến động.”
Không dừng lại ở việc tổ chức tiết đọc sách trong trường học, TPHCM còn hướng tới mục tiêu phát triển hạ tầng học tập hiện đại: thư viện số, cơ sở dữ liệu học liệu dùng chung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cá nhân hóa trải nghiệm đọc cho từng học sinh. Trên hành trình ấy, tiết đọc sách chính là “cánh cổng” đầu tiên để học sinh chủ động bước vào thế giới tri thức.
Đưa “đọc sách” thành tiết học chính khóa
Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Sở GD&ĐT, Hội Xuất bản Việt Nam từng bước xây dựng chương trình thử nghiệm lồng ghép hoạt động đọc sách vào các môn học và hoạt động giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, tùy theo tình hình thực tế của thư viện, các trường sẽ phân công tổ bộ môn Ngữ văn tổ chức giao nhiệm vụ cho học sinh đọc sách tại thư viện từ 1 đến 2 tiết mỗi học kỳ, nhằm tạo thói quen và khuyến khích học sinh đọc sách. Đồng thời, các trường được khuyến khích xây dựng đồng bộ tủ sách tại lớp, phát triển không gian đọc mở, tổ chức định kỳ các giờ đọc sách có hướng dẫn.
Đội ngũ giáo viên cũng được tập huấn về kỹ năng hướng dẫn học sinh đọc sách và lựa chọn tài liệu phù hợp với từng độ tuổi.
Bên cạnh đó, các trường cần đẩy mạnh hoạt động giới thiệu sách phục vụ học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, gắn với các chuyên đề và nội dung học tập theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Khu vực đọc sách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồ Phúc
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục cần tổ chức một cách có kế hoạch, liên tục và hệ thống các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm, nhằm tuyên truyền, lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách trong học sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu xây dựng công dân học tập, phát triển ý thức tự học, học tập suốt đời, ứng dụng công nghệ số trong học tập và hình thành cộng đồng xã hội học tập theo định hướng “Bình dân học vụ số”.
“Việc đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu không chỉ là mong muốn của lãnh đạo các cấp, các chuyên gia và đội ngũ giáo viên, mà còn là chiến lược đầu tư lâu dài vào năng lực tư duy, sáng tạo và nhân cách của học sinh. Từ đó thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung”, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ.
Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao đang tiếp tục triển khai khảo sát tỷ lệ đọc sách của người dân và học sinh trên địa bàn TP nhằm đánh giá thực trạng, thói quen đọc sách, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ đọc sách. Trên cơ sở đó, ngành sẽ tham mưu các chủ trương, chính sách phát triển văn hóa đọc trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao cũng phối hợp với Sở GD&ĐT, các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan cùng các quận, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hằng năm việc triển khai các chương trình, hoạt động, hội thi nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường.
Công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn
GD&TĐ - Sáng 23/7, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự lễ công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn, nhiệm kỳ 2025-2030.
2025-07-23 09:39
Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn 17-22
GD&TĐ - Ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 22, theo thông báo của nhà trường sáng 23/7.
2025-07-23 09:38
Trường học TPHCM ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
2025-07-23 09:38
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:37
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:31
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2025
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
TPHCM xây dựng hệ sinh thái đọc sách trong trường học