GD&TĐ - Dự án Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam do tổ chức VVOB tại Việt Nam triển khai từ năm 2019.
Theo đó, dự án triển khai 8 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước với mục tiêu tăng cường năng lực giảng dạy cho giáo viên tiểu học.
Phù hợp chương trình mới
Từ khi đưa vào chính thức, chương trình GDPT 2018 được thiết kế lấy người học làm trung tâm, nhằm sẵn sàng thích ứng với nhu cầu thay đổi của học sinh, giáo viên và xã hội. Học sinh học cách áp dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để nắm bắt cơ hội và giải quyết những thách thức gặp phải hàng ngày.
Xã hội thường quan niệm rằng hệ thống giáo dục nên tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức, nhưng chương trình mới đã chuyển đổi thành một hệ thống giáo dục giúp hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, hài hoà về thể chất và tinh thần cho học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Bà Karolina Rutkowska, Giám đốc Chương trình Quốc gia, tổ chức VVOB tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Hỗ trợ quá trình chuyển đổi của ngành giáo dục, Tổ chức VVOB tại Việt Nam đã và đang thực hiện dự án "Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam” (iPLAY). Đây được đánh giá là bước đi kịp thời, được trang bị công cụ phù hợp với chương trình giáo dục dựa trên năng lực.
Áp dụng Học thông qua Chơi (HTQC) vào lớp học được kỳ vọng giúp thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên tạo ra môi trường học tập vui tươi và dễ tiếp cận, nơi học sinh có thể vừa vui chơi vừa học tập tốt hơn.
“Các hoạt động HTQC có thể thúc đẩy sự phát triển kỹ năng của học sinh”, Ông Nguyễn Bảo Châu, Điều phối viên dự án iPLAY, tổ chức VVOB tại Việt Nam, chia sẻ và lấy ví dụ, "nhảy lò cò trên giấy" là một hoạt động do một giáo viên ở tỉnh Lai Châu thiết kế nhằm khuyến khích tính tích cực trong lớp học và cho phép học sinh thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và các kỹ năng cơ bản khác.
Trong hoạt động này, học sinh học phép nhân với số 8. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm bốn học sinh, để các em cùng nhau giải các bài tập toán khác nhau. Đầu tiên, học sinh tung xúc xắc để chọn 1 trong 4 bài toán. Tiếp đó, các em cùng làm việc theo nhóm để giải bài toán và tô màu vào phiếu trả lời được trang trí hình cây nấm có nhiều ô. Hoạt động nhóm này khuyến khích học sinh có nhiều tương tác xã hội hơn, có cơ hội trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp khi hợp tác với nhau.
Chiến lược phát triển toàn diện
HTQC không đơn thuần là cho trẻ “chơi trong giờ học”, mà là phương pháp tiếp cận giáo dục tích cực, giúp học sinh tiểu học phát triển đồng thời cả thể chất, cảm xúc, xã hội, khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với định hướng phát triển năng lực toàn diện của Chương trình GDPT 2018, đặt nền móng cho việc học tập suốt đời và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng mềm của kỷ nguyên mới như giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tự chủ để thích ứng nhanh chóng.
Dự án Lồng ghép Học thông qua Chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam (Dự án iPLAY) khép lại chặng đường hơn 5 năm đồng hành cùng các đối tác trên cả nước.
Được triển khai từ 2019, dự án iPLAY đã lồng ghép và mở rộng hướng tiếp cận HTQC vào chương trình giáo dục tiểu học, đồng thời cho thấy sự phù hợp với các mục tiêu của chương trình giảng dạy dựa trên năng lực của Việt Nam.
Qua 18 tháng triển khai của giai đoạn mở rộng (từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 7 năm 2025), dự án đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể, đào tạo tập huấn về HTQC và khai vấn cho 2.113 lãnh đạo, chuyên viên Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo, cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên tiểu học; tổ chức 93 buổi sinh hoạt chuyên môn tại các trường nhằm hỗ trợ giáo viên vận dụng HTQC hiệu quả và 91 cuộc hội thoại khai vấn giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học tích cực.
Ngoài ra, dự án cũng giúp nâng cao kiến thức và thực hành về HTQC của giáo viên tại các địa phương tham gia dự án, giúp giáo viên chủ động hơn trong thiết kế bài giảng, tăng tính kết nối, cởi mở đối với học sinh và giúp các em đạt được sự tự chủ trong học tập.
Tổng kết về những kết quả tích cực mà dự án này đã đạt được trong thời gian qua, bà Karolina Rutkowska, Giám đốc chương trình quốc gia, tổ chức VVOB tại Việt Nam, chia sẻ: “Học thông qua Chơi không chỉ là một hoạt động ‘vui là chính’, mà là một chiến lược giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. Tin tưởng rằng chiến lược này đã và sẽ gieo mầm cho những hạt giống thay đổi, được nuôi dưỡng tại các lớp học trên cả nước”.
Bà Karolina Rutkowska tặng hoa tri ân bà Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, dự án triển khai 8 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước với mục tiêu tăng cường năng lực giảng dạy cho giáo viên tiểu học.
Phù hợp chương trình mới
Từ khi đưa vào chính thức, chương trình GDPT 2018 được thiết kế lấy người học làm trung tâm, nhằm sẵn sàng thích ứng với nhu cầu thay đổi của học sinh, giáo viên và xã hội. Học sinh học cách áp dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để nắm bắt cơ hội và giải quyết những thách thức gặp phải hàng ngày.
Xã hội thường quan niệm rằng hệ thống giáo dục nên tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức, nhưng chương trình mới đã chuyển đổi thành một hệ thống giáo dục giúp hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, hài hoà về thể chất và tinh thần cho học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Bà Karolina Rutkowska, Giám đốc Chương trình Quốc gia, tổ chức VVOB tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Hỗ trợ quá trình chuyển đổi của ngành giáo dục, Tổ chức VVOB tại Việt Nam đã và đang thực hiện dự án "Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam” (iPLAY). Đây được đánh giá là bước đi kịp thời, được trang bị công cụ phù hợp với chương trình giáo dục dựa trên năng lực.
Áp dụng Học thông qua Chơi (HTQC) vào lớp học được kỳ vọng giúp thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên tạo ra môi trường học tập vui tươi và dễ tiếp cận, nơi học sinh có thể vừa vui chơi vừa học tập tốt hơn.
“Các hoạt động HTQC có thể thúc đẩy sự phát triển kỹ năng của học sinh”, Ông Nguyễn Bảo Châu, Điều phối viên dự án iPLAY, tổ chức VVOB tại Việt Nam, chia sẻ và lấy ví dụ, "nhảy lò cò trên giấy" là một hoạt động do một giáo viên ở tỉnh Lai Châu thiết kế nhằm khuyến khích tính tích cực trong lớp học và cho phép học sinh thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, giao tiếp và các kỹ năng cơ bản khác.
Trong hoạt động này, học sinh học phép nhân với số 8. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm bốn học sinh, để các em cùng nhau giải các bài tập toán khác nhau. Đầu tiên, học sinh tung xúc xắc để chọn 1 trong 4 bài toán. Tiếp đó, các em cùng làm việc theo nhóm để giải bài toán và tô màu vào phiếu trả lời được trang trí hình cây nấm có nhiều ô. Hoạt động nhóm này khuyến khích học sinh có nhiều tương tác xã hội hơn, có cơ hội trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp khi hợp tác với nhau.
Chiến lược phát triển toàn diện
HTQC không đơn thuần là cho trẻ “chơi trong giờ học”, mà là phương pháp tiếp cận giáo dục tích cực, giúp học sinh tiểu học phát triển đồng thời cả thể chất, cảm xúc, xã hội, khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với định hướng phát triển năng lực toàn diện của Chương trình GDPT 2018, đặt nền móng cho việc học tập suốt đời và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng mềm của kỷ nguyên mới như giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tự chủ để thích ứng nhanh chóng.
Dự án Lồng ghép Học thông qua Chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam (Dự án iPLAY) khép lại chặng đường hơn 5 năm đồng hành cùng các đối tác trên cả nước.
Được triển khai từ 2019, dự án iPLAY đã lồng ghép và mở rộng hướng tiếp cận HTQC vào chương trình giáo dục tiểu học, đồng thời cho thấy sự phù hợp với các mục tiêu của chương trình giảng dạy dựa trên năng lực của Việt Nam.
Qua 18 tháng triển khai của giai đoạn mở rộng (từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 7 năm 2025), dự án đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể, đào tạo tập huấn về HTQC và khai vấn cho 2.113 lãnh đạo, chuyên viên Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo, cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên tiểu học; tổ chức 93 buổi sinh hoạt chuyên môn tại các trường nhằm hỗ trợ giáo viên vận dụng HTQC hiệu quả và 91 cuộc hội thoại khai vấn giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học tích cực.
Ngoài ra, dự án cũng giúp nâng cao kiến thức và thực hành về HTQC của giáo viên tại các địa phương tham gia dự án, giúp giáo viên chủ động hơn trong thiết kế bài giảng, tăng tính kết nối, cởi mở đối với học sinh và giúp các em đạt được sự tự chủ trong học tập.
Tổng kết về những kết quả tích cực mà dự án này đã đạt được trong thời gian qua, bà Karolina Rutkowska, Giám đốc chương trình quốc gia, tổ chức VVOB tại Việt Nam, chia sẻ: “Học thông qua Chơi không chỉ là một hoạt động ‘vui là chính’, mà là một chiến lược giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. Tin tưởng rằng chiến lược này đã và sẽ gieo mầm cho những hạt giống thay đổi, được nuôi dưỡng tại các lớp học trên cả nước”.
Nam sinh trường làng là thủ khoa khối A00 Toàn quốc với điểm tuyệt đối 30/30
(CLO) Với 30/30 điểm tuyệt đối ở ba môn Toán, Vật lý, Hóa học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và đồng thời giành ngôi thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, nam sinh Nguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A) được ví như “hiện tượng kép” của mùa thi năm nay.
10 hours ago
Bắc Ninh có 880 bài thi điểm 10 Kỳ thi tốt nghiệp THPT
GD&TĐ - Qua tổng hợp của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh có 880 bài thi đạt điểm 10 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và 1 thủ khoa khối A00.
10 hours ago
Hà Nội – Ninh Bình: Xuất hiện hai đồng thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
(CLO) Cùng đạt 39/40 điểm, hai thí sinh đến từ Hà Nội và Ninh Bình đã trở thành đồng thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi danh vào bảng vàng với những điểm 10 ấn tượng ở các môn tổ hợp tự nhiên.
10 hours ago
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Xua tan những âu lo
GD&TĐ - Kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 xuất hiện khá nhiều dư luận về đề thi, đặc biệt là độ khó của đề Toán và Tiếng Anh.
10 hours ago
Vượt hơn 100km cứu sống bé sơ sinh người Lào suy hô hấp
GD&TĐ - Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai vượt hơn 100km cứu sống bé sơ sinh 35 tuần tuổi người Lào bị suy hô hấp.
10 hours ago
Lộ diện nhiều thí sinh đạt điểm 10 các khối thi truyền thống tại Hà Tĩnh
GD&TĐ - 8 thí sinh có điểm cao nhất các khối A00, A01, B00, C00, D01 tại Hà Tĩnh đã lộ diện, nhiều em đạt điểm 10 ở một hoặc hai môn thi.
10 hours ago
Áp dụng học thông qua chơi vào giáo dục tiểu học
GD&TĐ - Dự án Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam do tổ chức VVOB tại Việt Nam triển khai từ năm 2019.
10 hours ago
Thí sinh cần lưu ý điều gì khi đăng ký xét tuyển đại học?
GD&TĐ - Thí sinh cần nắm rõ cách đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng, nguyên tắc xét tuyển...để nắm chắc cơ hội trúng vào ngành, trường yêu thích.
10 hours ago
Công trình y tế do Tổng Bí thư trao tặng vùng cao Quản Bạ đã sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành
Khắc phục những khó khăn trong công tác thi công, công trình xây dựng Khoa khám bệnh và điều trị, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quản Bạ (Tuyên Quang) do Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng địa phương đã được Tập đoàn Đèo Cả hoàn thành đáp ứng tiến độ, chất lượng và an toàn, sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành.
10 hours ago
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 15 điểm
GD&TĐ - Mức điểm nhận hồ sơ của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM ở phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 là 15 điểm cho tất cả các ngành.