GD&TĐ - Việc một số trường đại học đột ngột dừng hoặc hạn chế tuyển sinh khối C00 năm nay khiến nhiều học sinh rơi vào thế bị động, “trở tay không kịp”.
Học sinh xoay xở chuyển khối vào phút chót
Bảo Châu là 1 trong 5 học sinh theo học khối D của lớp 12C2 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. Em cho biết năm lớp 10 và 11 em dự định theo khối ngành kinh tế và học ôn khối D (Toán – Văn – Tiếng Anh). Đến đầu năm lớp 10, Bảo Châu chuyển hướng mục tiêu thi vào ngành truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí tuyên truyền, nên quyết định tập trung ôn khối D14 (Ngữ văn – Lịch sử - Tiếng Anh).
“Em thấy môn Toán mình chỉ ở mức khá, khó cạnh tranh xét tuyển đại học nên chuyển sang học Lịch sử. Bên cạnh ngành truyền thông, em còn có phương án khác là xét tuyển ngành sư phạm tiểu học, khối C03 (Toán – Ngữ văn – Lịch sử). Thật may mắn là đầu năm nay em chọn Lịch sử chứ không chọn Địa lý theo khối C00, vì vừa qua nhiều trường đại học bất ngờ thông báo không còn xét tuyển tổ hợp này nữa. Tuy nhiên, trong lớp không phải ai cũng may mắn như em, vì hầu hết các bạn đều học khối C truyền thống”, Bảo Châu chia sẻ.
Em Bảo Châu (áo trắng ngoài cùng) cho biết may mắn chuyển khối từ đầu năm lớp 12 để ôn thi khối D14 và C03 xét tuyển đại học. Ảnh: Hồ Lài
Cùng lớp với Bảo Châu, nhưng em Lim Ngọc Diệp, đã theo đuổi khối C (Văn – Sử - Địa) từ khi bắt đầu vào lớp 10. Đến lớp 12, Ngọc Diệp dự thi và đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Em cũng dự định xét tuyển vào ngành Lịch sử Đảng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - một ngành tuyển sinh khối C00 ở các năm trước.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, Học viện Báo chí tuyên truyền thông báo bỏ xét tuyển khối C00 ở phương thức xét tuyển học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến kế hoạch học tập của nữ sinh người Thái thay đổi hoàn toàn. Em buộc phải chuyển hướng, tạm dừng ôn thi Địa lý để tập trung cho môn Toán – vốn trước đó chỉ học để thi tốt nghiệp. “Học theo tổ hợp C03 (Toán – Văn – Sử) là lựa chọn duy nhất của em lúc này để xét tuyển vào trường đại học yêu thích, vì em đã có sẵn nền tảng các môn xã hội. Riêng môn Tiếng Anh không phải thế mạnh của em, và cũng không còn đủ thời gian để ôn thi phục vụ xét tuyển đại học. Nhưng em cũng rất tiếc nuối vì đã 3 năm dành tâm huyết cho khối C”, nữ sinh trải lòng.
Cô Nguyễn Thị Bính ôn thi môn Ngữ văn cho học sinh Trường Phổ thông DTN THPT số 2 Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Cô giáo Nguyễn Thị Bính - Tổ trưởng Tổ khoa học xã hội của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết, trường có 2 lớp C1 và C2 theo định hướng khối khoa học xã hội. Trong đó, có tới hơn 90% học sinh các lớp này lựa chọn xét tuyển vào các ngành thuộc khối C truyền thống như báo chí, luật, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm. Ngoài ra, một số em còn ôn tập các môn xã hội để tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng vào khối ngành an ninh và quân đội.
Dạy học và trực tiếp ôn thi cho học sinh, cô Nguyễn Thị Bính quan tâm cập nhật các điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm nay để kịp thời thông tin cho học. Dù vậy, trước thông tin một số trường đại học uy tín bỏ xét tuyển khối C khi chỉ còn hơn 3 tuần nữa là kỳ thi tốt nghiệp diễn ra, khiến cô rất bất ngờ, hụt hẫng. “Nếu các trường đại học thực sự bỏ khối C ở phút chót như vậy, là điều rất bất công đối với học sinh. Các em không còn đủ thời gian để thay đổi định hướng hay điều chỉnh kế hoạch học tập, chưa kể tâm lý hoang mang, lo lắng. Theo tôi, nếu có sự điều chỉnh trong phương án tuyển sinh, các trường cần tính đến quyền lợi của học sinh và nên triển khai vào thời điểm hợp lý hơn, để các em có thời gian chuẩn bị và thích nghi”, cô Nguyễn Thị Bính cho biết.
Học sinh chịu thiệt, nhà trường bị động
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Nghệ An có gần 40.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong khi ở các môn ở khối tự nhiên như Vật lý - Hóa học chỉ có gần 8.000 em đăng ký dự thi, Sinh học hơn 3.000 em đăng ký thì số lượng đăng ký các môn Lịch sử, Địa lý làm môn tự chọn là từ 17.000 - 18.000 em. Nếu bỏ khối C00, việc xét tuyển vào đại học của nhiều học sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
Cô Trần Thị Lan Anh - Giáo viên Lịch sử Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cho rằng, việc một số trường đại học dừng tuyển sinh khối C, ở một góc độ nào đó, có thể nhằm thích ứng với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất chính là thời điểm thay đổi – quá đột ngột và thiếu lộ trình rõ ràng, khiến học sinh lúng túng và chịu nhiều thiệt thòi.
Tại Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, nhiều học sinh đã dành tâm huyết, nỗ lực học tập suốt 3 năm qua để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Nếu như chỉ còn cách đích 1 bước chân mà phải đi con đường khác, học sinh sẽ lúng túng và chịu nhiều thiệt thòi. Không chỉ đối với học sinh lớp 12 năm nay, mà đối với khối 10, 11 cũng bị ảnh hưởng. Thực tế, sau chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, một số trường đã bổ sung lại tổ hợp khối C, nhưng xu hướng loại bỏ tổ hợp này vẫn có thể xảy ra từ năm sau.
Nhiều học sinh dành tâm huyết nỗ lực suốt 3 năm học tập và chuẩn bị xét tuyển đại học nhưng phải thay đổi kế hoạch vào phút cuối. Ảnh: Hồ Lài
Theo cô Lan Anh, trước khi quyết định loại bỏ khối C khỏi phương án tuyển sinh, cần có nghiên cứu và phân tích khách quan về hiệu quả làm việc của sinh viên khối C sau khi tốt nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều ngành nghề đặc thù như sư phạm, báo chí, luật, du lịch… rất cần đến tư duy, kỹ năng và kiến thức đặc trưng của khối C.
Bên cạnh đó, việc xét tuyển khối C chỉ là chuẩn đầu vào. Còn quá trình đào tạo, các trường ĐH cần tiếp tục trang bị thêm cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như tiếng Anh, công nghệ thông tin, AI… để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hiện đại. Việc thay đổi tổ hợp xét tuyển cần phải có lộ trình để các trường THPT tư vấn và định hướng xây dựng lựa chọn môn học cho học sinh ngay từ đầu vào lớp 10.
Bà Trương Thị Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết, khối 12 năm nay là khóa học sinh đầu tiên học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT. Đây là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, vì vậy, ngoài các môn bắt buộc, học sinh sẽ lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai ngay từ lớp 10. Các môn học này sẽ phục vụ cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp và sử dụng để xét tuyển đại học.
Vì thế, khi các trường đại học bỏ xét tuyển khối C00, nhiều học sinh của trường trở tay không kịp. Khối C00 vốn là khối truyền thống và được nhiều học sinh của trường lựa chọn, năng lực các em cũng rất tốt. Học sinh muốn chuyển khối, chuyển lớp cũng bị động, vì nhiều môn các em không theo học, không có điểm số, kết quả từ 2 năm trước.
Bà Thanh Thủy cho rằng, trong bối cảnh tự chủ đại học, việc giữ hay loại bỏ khối C là quyền của các trường trong tuyển sinh, nhưng cũng cần dựa trên thực tế của nhà trường THPT và nhu cầu xã hội. Đồng thời bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp nhất là phải ngay từ đầu năm lớp 10 của học sinh. Với lộ trình tối thiểu 3 năm, nhà trường cũng có thể chủ động trong việc tổ chức dạy học, tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả.
Ngay sau một loạt các trường đại học không tuyển sinh khối C, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi công văn, yêu cầu tất cả đại học rà soát phương thức, tổ hợp xét tuyển, đảm bảo công bằng, không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, nhất là khi các em đã đăng ký thi tốt nghiệp THPT xong. Các trường cũng phải giải trình nếu thay đổi phương thức, tổ hợp. Sau chỉ đạo của Bộ, một số trường trong đó có Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đã điều chỉnh phương thức xét tuyển và bổ sung xét tuyển khối C vào 17 ngành học đã bỏ trước đó.
Giờ ôn thi tốt nghiệp THPT tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Học sinh xoay xở chuyển khối vào phút chót
Bảo Châu là 1 trong 5 học sinh theo học khối D của lớp 12C2 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. Em cho biết năm lớp 10 và 11 em dự định theo khối ngành kinh tế và học ôn khối D (Toán – Văn – Tiếng Anh). Đến đầu năm lớp 10, Bảo Châu chuyển hướng mục tiêu thi vào ngành truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí tuyên truyền, nên quyết định tập trung ôn khối D14 (Ngữ văn – Lịch sử - Tiếng Anh).
“Em thấy môn Toán mình chỉ ở mức khá, khó cạnh tranh xét tuyển đại học nên chuyển sang học Lịch sử. Bên cạnh ngành truyền thông, em còn có phương án khác là xét tuyển ngành sư phạm tiểu học, khối C03 (Toán – Ngữ văn – Lịch sử). Thật may mắn là đầu năm nay em chọn Lịch sử chứ không chọn Địa lý theo khối C00, vì vừa qua nhiều trường đại học bất ngờ thông báo không còn xét tuyển tổ hợp này nữa. Tuy nhiên, trong lớp không phải ai cũng may mắn như em, vì hầu hết các bạn đều học khối C truyền thống”, Bảo Châu chia sẻ.
Em Bảo Châu (áo trắng ngoài cùng) cho biết may mắn chuyển khối từ đầu năm lớp 12 để ôn thi khối D14 và C03 xét tuyển đại học. Ảnh: Hồ Lài
Cùng lớp với Bảo Châu, nhưng em Lim Ngọc Diệp, đã theo đuổi khối C (Văn – Sử - Địa) từ khi bắt đầu vào lớp 10. Đến lớp 12, Ngọc Diệp dự thi và đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Em cũng dự định xét tuyển vào ngành Lịch sử Đảng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - một ngành tuyển sinh khối C00 ở các năm trước.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, Học viện Báo chí tuyên truyền thông báo bỏ xét tuyển khối C00 ở phương thức xét tuyển học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến kế hoạch học tập của nữ sinh người Thái thay đổi hoàn toàn. Em buộc phải chuyển hướng, tạm dừng ôn thi Địa lý để tập trung cho môn Toán – vốn trước đó chỉ học để thi tốt nghiệp. “Học theo tổ hợp C03 (Toán – Văn – Sử) là lựa chọn duy nhất của em lúc này để xét tuyển vào trường đại học yêu thích, vì em đã có sẵn nền tảng các môn xã hội. Riêng môn Tiếng Anh không phải thế mạnh của em, và cũng không còn đủ thời gian để ôn thi phục vụ xét tuyển đại học. Nhưng em cũng rất tiếc nuối vì đã 3 năm dành tâm huyết cho khối C”, nữ sinh trải lòng.
Cô Nguyễn Thị Bính ôn thi môn Ngữ văn cho học sinh Trường Phổ thông DTN THPT số 2 Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Cô giáo Nguyễn Thị Bính - Tổ trưởng Tổ khoa học xã hội của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết, trường có 2 lớp C1 và C2 theo định hướng khối khoa học xã hội. Trong đó, có tới hơn 90% học sinh các lớp này lựa chọn xét tuyển vào các ngành thuộc khối C truyền thống như báo chí, luật, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm. Ngoài ra, một số em còn ôn tập các môn xã hội để tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng vào khối ngành an ninh và quân đội.
Dạy học và trực tiếp ôn thi cho học sinh, cô Nguyễn Thị Bính quan tâm cập nhật các điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm nay để kịp thời thông tin cho học. Dù vậy, trước thông tin một số trường đại học uy tín bỏ xét tuyển khối C khi chỉ còn hơn 3 tuần nữa là kỳ thi tốt nghiệp diễn ra, khiến cô rất bất ngờ, hụt hẫng. “Nếu các trường đại học thực sự bỏ khối C ở phút chót như vậy, là điều rất bất công đối với học sinh. Các em không còn đủ thời gian để thay đổi định hướng hay điều chỉnh kế hoạch học tập, chưa kể tâm lý hoang mang, lo lắng. Theo tôi, nếu có sự điều chỉnh trong phương án tuyển sinh, các trường cần tính đến quyền lợi của học sinh và nên triển khai vào thời điểm hợp lý hơn, để các em có thời gian chuẩn bị và thích nghi”, cô Nguyễn Thị Bính cho biết.
Học sinh chịu thiệt, nhà trường bị động
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Nghệ An có gần 40.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong khi ở các môn ở khối tự nhiên như Vật lý - Hóa học chỉ có gần 8.000 em đăng ký dự thi, Sinh học hơn 3.000 em đăng ký thì số lượng đăng ký các môn Lịch sử, Địa lý làm môn tự chọn là từ 17.000 - 18.000 em. Nếu bỏ khối C00, việc xét tuyển vào đại học của nhiều học sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
Cô Trần Thị Lan Anh - Giáo viên Lịch sử Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cho rằng, việc một số trường đại học dừng tuyển sinh khối C, ở một góc độ nào đó, có thể nhằm thích ứng với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất chính là thời điểm thay đổi – quá đột ngột và thiếu lộ trình rõ ràng, khiến học sinh lúng túng và chịu nhiều thiệt thòi.
Tại Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, nhiều học sinh đã dành tâm huyết, nỗ lực học tập suốt 3 năm qua để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Nếu như chỉ còn cách đích 1 bước chân mà phải đi con đường khác, học sinh sẽ lúng túng và chịu nhiều thiệt thòi. Không chỉ đối với học sinh lớp 12 năm nay, mà đối với khối 10, 11 cũng bị ảnh hưởng. Thực tế, sau chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, một số trường đã bổ sung lại tổ hợp khối C, nhưng xu hướng loại bỏ tổ hợp này vẫn có thể xảy ra từ năm sau.
Nhiều học sinh dành tâm huyết nỗ lực suốt 3 năm học tập và chuẩn bị xét tuyển đại học nhưng phải thay đổi kế hoạch vào phút cuối. Ảnh: Hồ Lài
Theo cô Lan Anh, trước khi quyết định loại bỏ khối C khỏi phương án tuyển sinh, cần có nghiên cứu và phân tích khách quan về hiệu quả làm việc của sinh viên khối C sau khi tốt nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều ngành nghề đặc thù như sư phạm, báo chí, luật, du lịch… rất cần đến tư duy, kỹ năng và kiến thức đặc trưng của khối C.
Bên cạnh đó, việc xét tuyển khối C chỉ là chuẩn đầu vào. Còn quá trình đào tạo, các trường ĐH cần tiếp tục trang bị thêm cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như tiếng Anh, công nghệ thông tin, AI… để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hiện đại. Việc thay đổi tổ hợp xét tuyển cần phải có lộ trình để các trường THPT tư vấn và định hướng xây dựng lựa chọn môn học cho học sinh ngay từ đầu vào lớp 10.
Bà Trương Thị Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết, khối 12 năm nay là khóa học sinh đầu tiên học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT. Đây là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, vì vậy, ngoài các môn bắt buộc, học sinh sẽ lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai ngay từ lớp 10. Các môn học này sẽ phục vụ cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp và sử dụng để xét tuyển đại học.
Vì thế, khi các trường đại học bỏ xét tuyển khối C00, nhiều học sinh của trường trở tay không kịp. Khối C00 vốn là khối truyền thống và được nhiều học sinh của trường lựa chọn, năng lực các em cũng rất tốt. Học sinh muốn chuyển khối, chuyển lớp cũng bị động, vì nhiều môn các em không theo học, không có điểm số, kết quả từ 2 năm trước.
Bà Thanh Thủy cho rằng, trong bối cảnh tự chủ đại học, việc giữ hay loại bỏ khối C là quyền của các trường trong tuyển sinh, nhưng cũng cần dựa trên thực tế của nhà trường THPT và nhu cầu xã hội. Đồng thời bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp nhất là phải ngay từ đầu năm lớp 10 của học sinh. Với lộ trình tối thiểu 3 năm, nhà trường cũng có thể chủ động trong việc tổ chức dạy học, tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả.
Ngay sau một loạt các trường đại học không tuyển sinh khối C, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi công văn, yêu cầu tất cả đại học rà soát phương thức, tổ hợp xét tuyển, đảm bảo công bằng, không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, nhất là khi các em đã đăng ký thi tốt nghiệp THPT xong. Các trường cũng phải giải trình nếu thay đổi phương thức, tổ hợp. Sau chỉ đạo của Bộ, một số trường trong đó có Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đã điều chỉnh phương thức xét tuyển và bổ sung xét tuyển khối C vào 17 ngành học đã bỏ trước đó.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.