PGS.TS Bùi Hoài Sơn: 'Nếu không kịp thời kiểm soát, deepfake sẽ gây hậu quả khôn lường cho xã hội'
2025/07/23 10:47
(CLO) Trong bối cảnh công nghệ deepfake ngày càng phát triển, nhiều nghệ sỹ trở thành nạn nhân của việc giả mạo hình ảnh, giọng nói nhằm mục đích lừa đảo. Trước mối nguy đó, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để lắng nghe những phân tích, cảnh báo cũng như kiến nghị từ góc nhìn chuyên gia văn hóa về tác động của deepfake đối với xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.
PV: Thưa ông, thời gian gần đây, nhiều nghệ sỹ Việt trở thành nạn nhân của các clip giả mạo bằng công nghệ deepfake. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này trong bối cảnh AI ngày càng phát triển mạnh mẽ?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ phát triển như vũ bão, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức đặc biệt là thách thức về niềm tin và đạo đức. Công nghệ deepfake ban đầu được xem là một thành tựu ấn tượng của trí tuệ nhân tạo giờ đây đang bị lạm dụng một cách nguy hiểm để làm giả hình ảnh, giọng nói, thậm chí cả hành vi của con người. Và đau lòng thay, những nạn nhân đầu tiên, dễ bị tổn thương nhất, lại chính là nghệ sỹ – những người sống bằng hình ảnh, bằng cảm xúc, bằng sự kết nối chân thật với công chúng.
Tôi cho rằng đây là một hiện tượng đáng báo động, không chỉ vì tính chất lừa đảo, mà vì nó đang gặm nhấm dần niềm tin của xã hội, bóp méo giá trị chân thực của văn hóa. Trong bối cảnh AI ngày càng phát triển, nếu chúng ta không hành động kịp thời từ mặt pháp lý, công nghệ, truyền thông cho đến giáo dục thì sẽ không chỉ nghệ sĩ bị tổn thương, mà toàn bộ môi trường văn hóa và không gian số của chúng ta cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Thời đại số đòi hỏi chúng ta không thể sống bằng cảm tính và lòng tin mù quáng như trước. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng không thể để công nghệ làm xói mòn lòng tin và sự thật. Đây là lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề, tỉnh táo hơn, có trách nhiệm hơn để AI là công cụ phụng sự con người, chứ không phải thao túng con người.
PV: Theo ông, vì sao giới nghệ sỹ, người nổi tiếng lại trở thành mục tiêu đặc biệt của các hành vi lừa đảo, mạo danh bằng công nghệ AI?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong xã hội hiện đại, người nghệ sỹ không chỉ là người làm nghệ thuật, họ còn là biểu tượng văn hóa, là người truyền cảm hứng, và là gương mặt quen thuộc trong đời sống tinh thần của hàng triệu người dân. Chính vì thế, họ trở thành "tài sản chung" của cộng đồng – không chỉ được yêu mến mà còn dễ bị lợi dụng.
Với sự phát triển của công nghệ AI, đặc biệt là deepfake, việc giả mạo hình ảnh, giọng nói của người nổi tiếng trở nên dễ dàng, rẻ tiền và tinh vi hơn bao giờ hết. Những kẻ xấu chọn nghệ sỹ làm "con mồi" vì họ nắm giữ niềm tin của công chúng. Một lời nói, một đoạn video tưởng như thật của một người nổi tiếng có thể gây ảnh hưởng rất lớn: từ việc quảng bá trá hình cho cờ bạc, đa cấp, lừa đảo tài chính, cho đến thao túng dư luận. Sự uy tín bị đánh cắp trở thành công cụ kiếm tiền phi đạo đức.
Điều đáng buồn là chính sự nổi tiếng – thứ vốn là thành quả lao động nghệ thuật nghiêm túc lại bị biến thành điểm yếu để khai thác, thậm chí bôi nhọ, hạ thấp phẩm giá của người nghệ sỹ. Họ không chỉ bị tổn thương về danh dự mà còn phải gánh chịu hệ lụy xã hội, tâm lý, pháp lý kéo dài.
Tôi cho rằng, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh, để chúng ta nhận ra rằng người nổi tiếng cũng là công dân, là nạn nhân tiềm ẩn rất cần được bảo vệ bằng luật pháp, bằng nhận thức xã hội và bằng cơ chế kỹ thuật hiệu quả. Văn hóa số không thể để mặc cho những bàn tay đen lén lút điều khiển, mà phải là không gian lành mạnh để cái đẹp, cái thật, cái nhân văn lan tỏa.
PV:Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nghệ sỹ, ông có lo ngại gì về những tác động sâu rộng của deepfake đến niềm tin xã hội, môi trường truyền thông và an toàn cộng đồng?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi thực sự lo ngại. Vì câu chuyện không chỉ dừng lại ở một vài video giả mạo nghệ sỹ bị lan truyền trên mạng. Vấn đề nằm ở chỗ: nếu sự giả dối có thể được tạo ra dễ dàng, tinh vi và lan rộng đến mức không ai còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, thì điều bị tổn thương đầu tiên chính là niềm tin – thứ vốn đã mong manh trong xã hội hiện đại.
Deepfake không chỉ đe dọa hình ảnh cá nhân, mà còn tác động đến nền tảng đạo đức và sự an toàn của cộng đồng. Một phát ngôn bịa đặt của chính trị gia có thể gây rối loạn xã hội; một đoạn clip giả giọng của bác sĩ có thể dẫn đến hậu quả y tế nghiêm trọng; một tin nhắn thoại mạo danh người thân có thể khiến một người dân mất sạch tài sản… Và tệ hại hơn cả, nếu niềm tin bị bào mòn lâu dài, thì môi trường truyền thông sẽ trở nên hoài nghi, hỗn loạn, và bất cứ giá trị nào dù đúng đắn đến đâu cũng có thể bị phủ nhận.
Tôi nghĩ rằng, ở cấp độ vĩ mô, đây là một thách thức an ninh văn hóa và an ninh con người trong kỷ nguyên số. Nếu xã hội không có biện pháp phòng vệ đủ mạnh, nếu công chúng không có năng lực thẩm định thông tin, nếu pháp luật không kịp thời theo sau công nghệ, thì nguy cơ "loạn thật – giả", "loạn niềm tin – nghi ngờ" sẽ trở thành một loại virus xã hội độc hại, làm xói mòn mọi nền tảng phát triển bền vững.
Vì vậy, việc đấu tranh với deepfake không chỉ là trách nhiệm của nạn nhân hay cơ quan quản lý, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội từ người làm báo, nhà lập pháp, đến mỗi người dân. Chúng ta cần cùng nhau dựng lên những "lá chắn" mới cho thời đại mới, trong đó, sự thật, đạo đức và niềm tin vẫn là giá trị trung tâm.
Nhiều trang tin sử dụng AI câu view từ thảm kịch chìm tàu ở Quảng Ninh chiều 19/7 gây phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình
PV: Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã đủ khung pháp lý để xử lý các hành vi sử dụng công nghệ deepfake mạo danh, lừa đảo hay chưa? Theo ông, cần bổ sung gì để ngăn chặn kịp thời?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Chúng ta đã có những quy định pháp luật nhất định để xử lý hành vi vu khống, giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng từ Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng đến Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: các quy định hiện nay vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ AI, đặc biệt là những công nghệ có tính đột phá và nguy hiểm như deepfake.
Deepfake không chỉ đơn thuần là hành vi "giả mạo" thông thường. Nó là một dạng giả mạo công nghệ cao, tinh vi, có khả năng gây nhầm lẫn ở mức độ sâu, tác động trực tiếp đến danh dự, tài sản, an toàn thông tin và thậm chí là an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý hiện hành, khái niệm “deepfake” chưa được định danh rõ ràng, dẫn đến việc khó xác định tội danh cụ thể, khó xử lý triệt để trong thực tiễn.
Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý chuyên biệt hơn, cập nhật hơn, có tính phòng ngừa và răn đe mạnh mẽ hơn. Cụ thể là: Bổ sung định nghĩa và phạm vi điều chỉnh đối với hành vi tạo dựng nội dung deepfake trong các luật hiện hành. Nâng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi giả mạo danh tính bằng công nghệ cao, đặc biệt khi gây hậu quả nghiêm trọng về vật chất hoặc tinh thần. Cho phép truy cứu trách nhiệm không chỉ người tạo ra nội dung giả, mà cả những đối tượng phát tán, lan truyền và sử dụng nội dung đó với mục đích xấu. Tăng cường năng lực điều tra số, lập tổ chuyên trách xử lý vi phạm công nghệ mới, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Luật pháp phải luôn là “lá chắn” vững chắc cho sự thật, nhất là trong thời đại mà giả dối có thể “tái hiện hoàn hảo” bằng vài dòng mã lập trình. Khi công nghệ trở thành một “sức mạnh mới”, thì luật pháp cũng cần trở thành một “năng lượng phản kháng mới” để bảo vệ con người, bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ văn hóa.
PV: Theo ông, vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube… trong việc kiểm duyệt, xử lý nội dung deepfake độc hại nên được đặt ra như thế nào?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng, các nền tảng mạng xã hội không thể đứng ngoài hoặc chỉ đóng vai trò trung gian vô can, khi mà phần lớn nội dung deepfake độc hại đang được sản sinh, lan truyền và khuếch đại chính trên những nền tảng này. Họ là người vận hành “cuộc chơi”, thì không thể thoái thác trách nhiệm khi “cuộc chơi” bị biến thành công cụ gây hại cho cộng đồng.
Các mạng xã hội hiện nay không chỉ là nơi giao tiếp cá nhân, mà đã trở thành không gian công cộng toàn cầu, nơi thông tin được truyền đi với tốc độ ánh sáng và mức độ ảnh hưởng không thể đo đếm. Chính vì thế, vai trò của họ trong việc kiểm duyệt nội dung, nhận diện và gỡ bỏ các sản phẩm deepfake độc hại cần được đặt ra một cách rõ ràng, nghiêm khắc và có chế tài cụ thể.
Tôi nghĩ, chúng ta cần yêu cầu các nền tảng có trách nhiệm kỹ thuật chủ động nhận diện và cảnh báo nội dung deepfake, đặc biệt khi có dấu hiệu mạo danh, xúc phạm, lừa đảo hoặc kích động. Chúng ta cũng cần thiết lập cơ chế hợp tác nhanh chóng, hiệu quả giữa nền tảng và cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc xử lý các vi phạm, truy vết nguồn gốc, gỡ bỏ nội dung sai lệch trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó là áp dụng các quy định pháp lý nghiêm ngặt hơn đối với nền tảng không tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, kể cả về thu hồi giấy phép, ngừng cung cấp dịch vụ hoặc xử phạt tài chính, và khuyến khích các nền tảng phát triển công cụ AI “bảo vệ”, chứ không chỉ AI “tạo nội dung”, tức là đầu tư vào công nghệ phát hiện và ngăn chặn deepfake hơn là chỉ hưởng lợi từ sự lan truyền của nó.
Không thể chấp nhận việc những ông lớn công nghệ ngồi yên nhìn những nội dung độc hại được lan rộng trên nền tảng của mình, trong khi cộng đồng chịu tổn thương từng ngày. Trách nhiệm xã hội không chỉ là một khẩu hiệu – nó phải được biến thành hành động cụ thể, trong từng thuật toán, từng chính sách cộng đồng, từng nút "gỡ bỏ" hay "cảnh báo".
Nếu coi mạng xã hội là một “quốc gia ảo”, thì các nhà điều hành nền tảng chính là “chính phủ” của quốc gia ấy – và họ phải hành xử như một chính phủ có trách nhiệm với công dân của mình.
PV: Giữa bối cảnh thật giả lẫn lộn như hiện nay, ông nghĩ báo chí chính thống có thể đóng vai trò gì trong việc định hướng thông tin và nâng cao cảnh giác cho cộng đồng?
PGTS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong thời đại mà công nghệ có thể tạo ra một gương mặt y như thật, một giọng nói y như thật, một lời tuyên bố y như thật thì sự thật lại trở thành điều mong manh nhất. Chính vì thế, báo chí chính thống hơn lúc nào hết cần phải bước lên tuyến đầu của trận tuyến bảo vệ sự thật, bảo vệ lòng tin và bảo vệ an toàn tinh thần cho cộng đồng.
Tôi luôn coi báo chí không chỉ là kênh truyền tải thông tin, mà là cột mốc đạo đức giữa dòng chảy hỗn độn của thế giới số. Trong bối cảnh thật giả lẫn lộn, báo chí chính thống cần đóng vai trò như một người kiểm chứng, một người lý giải, và một người dẫn đường. Đó là nơi người dân có thể tìm đến khi hoang mang, là nơi nghệ sĩ có thể nương tựa khi bị giả mạo, là nơi xã hội có thể trông cậy để làm rõ trắng – đen.
Để làm được điều đó, báo chí cần tiếp tục giữ vững nguyên tắc kiểm chứng thông tin, trung thực với sự thật, không chạy theo thị hiếu hay tin giật gân. Nhưng không dừng lại ở đó, báo chí cần đổi mới mạnh mẽ hơn: ứng dụng công nghệ để đối đầu với công nghệ, chủ động phát hiện và phân tích các hiện tượng deepfake, mở chuyên mục giải mã tin giả, hướng dẫn kỹ năng số cho công chúng, và đặc biệt là trở thành nơi kết nối giữa nạn nhân, cơ quan chức năng và cộng đồng mạng trong cuộc chiến chống giả mạo.
Báo chí cũng cần sát cánh cùng các nền tảng mạng xã hội, các trường học, các nhà làm luật… để tạo thành một hệ sinh thái truyền thông lành mạnh, nơi người dân được bảo vệ bởi cả thông tin chính xác lẫn năng lực phân tích. Báo chí không thể đi một mình nhưng nếu báo chí đi tiên phong, các lực lượng khác sẽ có điểm tựa để cùng hành động.
Trong thế giới mà công nghệ đang nhân bản giọng nói, gương mặt và hành vi của con người, thì báo chí cần giữ nguyên bản điều không thể sao chép: đó là lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, và khát vọng đi tìm sự thật. Đó cũng chính là vai trò thiêng liêng và không thể thay thế của báo chí chính thống trong thời đại mới.
PV: Ông có khuyến nghị gì cho nghệ sỹ, người nổi tiếng và cả người dân trong việc bảo vệ hình ảnh cá nhân, tránh trở thành nạn nhân của các công nghệ giả mạo?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong một thế giới mà chỉ cần vài cú nhấp chuột, hình ảnh, giọng nói hay cả dáng đi, ánh mắt của một con người có thể bị sao chép, chỉnh sửa, lồng ghép và phát tán đi khắp không gian mạng, thì việc bảo vệ hình ảnh cá nhân không còn là lựa chọn của riêng ai, mà đã trở thành một năng lực sống còn trong thời đại số. Đặc biệt với nghệ sỹ và người nổi tiếng – những người sống bằng niềm tin, tình cảm và sự ngưỡng mộ của công chúng thì việc này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tôi mong mỗi nghệ sỹ, mỗi người có ảnh hưởng trong đời sống xã hội, hãy chủ động tự trang bị cho mình một "lá chắn mềm" nhưng vững chãi: đó là hiểu biết về công nghệ, kỹ năng quản trị thương hiệu cá nhân, khả năng nhận diện nguy cơ và kênh phản hồi minh bạch, kịp thời với công chúng. Một nghệ sỹ thời đại mới không chỉ cần tài năng, đạo đức, mà còn cần cả sự tỉnh táo, bản lĩnh và hiểu biết về an toàn số. Đừng để những thứ thuộc về bản thân như hình ảnh, giọng nói, nụ cười, ánh mắt bị đánh cắp rồi mang đi phục vụ cho mục đích lừa đảo, phi đạo đức, phản văn hóa.
Còn với mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ – những công dân mạng tích cực nhất thì tôi chỉ muốn nói rằng: hãy cẩn trọng, hãy tỉnh táo và đừng trao niềm tin một cách dễ dãi. Đừng vì một video có vẻ “rất thật” mà tin tưởng mù quáng; đừng vì một giọng nói quen thuộc mà để lòng mình bị dẫn dắt. Hãy học cách tự bảo vệ mình bằng kiến thức, bằng kỹ năng số, bằng sự đồng hành của gia đình và cộng đồng. Trong không gian số, mỗi cú click đều là một lựa chọn hoặc ta góp phần lan tỏa giá trị tích cực, hoặc ta tiếp tay cho cái giả, cái xấu lấn át cái thật.
Tôi cũng luôn mong rằng mỗi người dù là nghệ sỹ hay công chúng đều hiểu rằng: hình ảnh cá nhân là một phần của phẩm giá con người. Phẩm giá ấy, một khi đã bị tổn thương, sẽ rất khó lành lại nếu không có sự bảo vệ kịp thời. Chúng ta có thể đi chậm hơn công nghệ, nhưng nhất định phải đi trước cái ác. Và muốn vậy, chỉ có một con đường: cùng nhau hành động, tỉnh táo và nhân văn để giữ lấy sự thật trong thời đại lẫn lộn thật – giả này.
PV: Trong dài hạn, Việt Nam cần làm gì về giáo dục truyền thông và kỹ năng số để tăng sức đề kháng của công chúng trước các loại nội dung deepfake ngày càng tinh vi?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Muốn xây dựng một xã hội an toàn trong kỷ nguyên số, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ ngăn chặn hay chế tài xử phạt. Giải pháp căn cơ, bền vững nhất chính là giáo dục – giáo dục để mỗi người dân trở thành “người gác cửa” cho chính mình, biết nhận diện nguy cơ, biết phân biệt thật – giả, biết nói không với những nội dung độc hại được ngụy trang dưới vẻ ngoài bóng bẩy.
Trong dài hạn, tôi cho rằng giáo dục truyền thông và kỹ năng số cần được đưa vào chương trình chính khóa ngay từ bậc phổ thông, như một nội dung bắt buộc, thiết thực như môn đạo đức hay giáo dục công dân. Trẻ em hôm nay – người lớn của ngày mai cần được học cách sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm, cách tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, biết hoài nghi lành mạnh và kiểm chứng trước khi tin tưởng hay chia sẻ. Đó không chỉ là kỹ năng sống, mà là năng lực công dân số trong thế kỷ 21.
Song song với đó, chúng ta cần một chương trình phổ cập kiến thức truyền thông rộng khắp, dành cho người trưởng thành, người cao tuổi, những nhóm dễ bị tổn thương bởi tin giả và nội dung deepfake. Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, nhà trường, thư viện, thậm chí cả nhà văn hóa, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… đều có thể trở thành “trạm tiếp sức” để lan tỏa kiến thức số một cách gần gũi và dễ tiếp cận.
Tôi cũng rất mong các trường sư phạm, trường báo chí, trường đào tạo nghệ sĩ, cán bộ văn hóa… đổi mới mạnh mẽ nội dung giảng dạy, đưa yếu tố truyền thông số và an toàn mạng trở thành năng lực cốt lõi trong đào tạo. Những người làm nghề truyền thông - nghệ thuật - giáo dục chính là “tuyến đầu” trong việc định hình văn hóa số, họ cần được trang bị kỹ năng để dẫn dắt xã hội, chứ không bị tụt lại phía sau.
Giáo dục trong thời đại AI không chỉ là học chữ, học toán, mà là học cách sống trong một thế giới vừa mở rộng chưa từng thấy, lại vừa mong manh hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể dựng hàng rào quanh từng cá nhân, nhưng có thể trao cho họ “tấm áo giáp” của tri thức, để họ không chỉ tồn tại, mà tự tin, tự chủ và tử tế giữa bối cảnh thông tin thật – giả đan xen như hiện nay. Đó chính là nền tảng để xây dựng một xã hội số văn minh, an toàn và đầy bản lĩnh.
Diễn viên Mạc Văn Khoa là nạn nhân tiếp theo khi bị giả hình ảnh, giọng nói bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để lừa đảo bán hàng. Ảnh: FBNV
PV: Ông có thông điệp nào muốn gửi tới cộng đồng trong việc chung tay nhận diện, phản ánh và ngăn chặn các sản phẩm công nghệ giả mạo đang lan tràn trên mạng xã hội?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nếu có một điều tôi muốn nhấn mạnh để kết lại cuộc trò chuyện này, thì đó chính là: trong thời đại thật – giả đan xen, nơi công nghệ có thể tạo ra những hình ảnh, âm thanh y như thật, thì lòng tin đạo đức và trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
Tôi mong mỗi người dân từ nghệ sỹ nổi tiếng đến những người dùng mạng xã hội bình thường hãy trở thành “người gác cửa” có trách nhiệm cho chính mình và cho cộng đồng. Đừng vội tin, đừng vội chia sẻ. Hãy dừng lại một nhịp để kiểm chứng, để suy nghĩ, để đặt câu hỏi: “Đây có thật sự là điều tôi nên tin và lan tỏa không?” Một cú nhấp chuột của bạn có thể cứu lấy lòng tin của người khác – hoặc cũng có thể tiếp tay cho cái giả lên ngôi. Lựa chọn là ở chúng ta.
Tôi cũng tha thiết kêu gọi các nghệ sỹ, người nổi tiếng – những người có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần hãy đồng hành cùng cộng đồng trong việc lên tiếng, phản ứng và chung tay đẩy lùi nội dung giả mạo. Khi nghệ sỹ không im lặng, công chúng sẽ không hoang mang. Khi người nổi tiếng chủ động bảo vệ hình ảnh của mình, xã hội sẽ có thêm động lực để hành động.
Và cuối cùng, tôi mong các cơ quan quản lý, các nhà làm luật, các nền tảng công nghệ và cả báo chí chính thống hãy cùng ngồi lại, cùng kiến tạo một môi trường số lành mạnh, nơi công nghệ là công cụ phục vụ con người chứ không phải công cụ thao túng con người. Mỗi hành vi giả mạo không chỉ là sự xúc phạm đối với cá nhân, mà còn là một vết cắt vào lòng tin chung của cả xã hội. Chúng ta không thể để những vết cắt đó tiếp tục kéo dài, sâu thêm, không được chữa lành.
Trong kỷ nguyên số, chúng ta không thể sống như cũ nhưng cũng không thể đánh mất những giá trị cốt lõi đã làm nên nhân cách con người. Sự thật, đạo đức, lòng tin vẫn phải là nền móng của mọi sự phát triển, dù công nghệ có biến đổi đến đâu. Và để giữ vững điều đó, không ai có thể đứng ngoài cuộc. Đây là trận chiến của toàn xã hội và tôi tin, nếu cùng nhau, chúng ta có thể chiến thắng.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
PV: Thưa ông, thời gian gần đây, nhiều nghệ sỹ Việt trở thành nạn nhân của các clip giả mạo bằng công nghệ deepfake. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này trong bối cảnh AI ngày càng phát triển mạnh mẽ?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ phát triển như vũ bão, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức đặc biệt là thách thức về niềm tin và đạo đức. Công nghệ deepfake ban đầu được xem là một thành tựu ấn tượng của trí tuệ nhân tạo giờ đây đang bị lạm dụng một cách nguy hiểm để làm giả hình ảnh, giọng nói, thậm chí cả hành vi của con người. Và đau lòng thay, những nạn nhân đầu tiên, dễ bị tổn thương nhất, lại chính là nghệ sỹ – những người sống bằng hình ảnh, bằng cảm xúc, bằng sự kết nối chân thật với công chúng.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: NVCC
Tôi cho rằng đây là một hiện tượng đáng báo động, không chỉ vì tính chất lừa đảo, mà vì nó đang gặm nhấm dần niềm tin của xã hội, bóp méo giá trị chân thực của văn hóa. Trong bối cảnh AI ngày càng phát triển, nếu chúng ta không hành động kịp thời từ mặt pháp lý, công nghệ, truyền thông cho đến giáo dục thì sẽ không chỉ nghệ sĩ bị tổn thương, mà toàn bộ môi trường văn hóa và không gian số của chúng ta cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Thời đại số đòi hỏi chúng ta không thể sống bằng cảm tính và lòng tin mù quáng như trước. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng không thể để công nghệ làm xói mòn lòng tin và sự thật. Đây là lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề, tỉnh táo hơn, có trách nhiệm hơn để AI là công cụ phụng sự con người, chứ không phải thao túng con người.
PV: Theo ông, vì sao giới nghệ sỹ, người nổi tiếng lại trở thành mục tiêu đặc biệt của các hành vi lừa đảo, mạo danh bằng công nghệ AI?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong xã hội hiện đại, người nghệ sỹ không chỉ là người làm nghệ thuật, họ còn là biểu tượng văn hóa, là người truyền cảm hứng, và là gương mặt quen thuộc trong đời sống tinh thần của hàng triệu người dân. Chính vì thế, họ trở thành "tài sản chung" của cộng đồng – không chỉ được yêu mến mà còn dễ bị lợi dụng.
Với sự phát triển của công nghệ AI, đặc biệt là deepfake, việc giả mạo hình ảnh, giọng nói của người nổi tiếng trở nên dễ dàng, rẻ tiền và tinh vi hơn bao giờ hết. Những kẻ xấu chọn nghệ sỹ làm "con mồi" vì họ nắm giữ niềm tin của công chúng. Một lời nói, một đoạn video tưởng như thật của một người nổi tiếng có thể gây ảnh hưởng rất lớn: từ việc quảng bá trá hình cho cờ bạc, đa cấp, lừa đảo tài chính, cho đến thao túng dư luận. Sự uy tín bị đánh cắp trở thành công cụ kiếm tiền phi đạo đức.
Điều đáng buồn là chính sự nổi tiếng – thứ vốn là thành quả lao động nghệ thuật nghiêm túc lại bị biến thành điểm yếu để khai thác, thậm chí bôi nhọ, hạ thấp phẩm giá của người nghệ sỹ. Họ không chỉ bị tổn thương về danh dự mà còn phải gánh chịu hệ lụy xã hội, tâm lý, pháp lý kéo dài.
Tôi cho rằng, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh, để chúng ta nhận ra rằng người nổi tiếng cũng là công dân, là nạn nhân tiềm ẩn rất cần được bảo vệ bằng luật pháp, bằng nhận thức xã hội và bằng cơ chế kỹ thuật hiệu quả. Văn hóa số không thể để mặc cho những bàn tay đen lén lút điều khiển, mà phải là không gian lành mạnh để cái đẹp, cái thật, cái nhân văn lan tỏa.
PV:Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nghệ sỹ, ông có lo ngại gì về những tác động sâu rộng của deepfake đến niềm tin xã hội, môi trường truyền thông và an toàn cộng đồng?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi thực sự lo ngại. Vì câu chuyện không chỉ dừng lại ở một vài video giả mạo nghệ sỹ bị lan truyền trên mạng. Vấn đề nằm ở chỗ: nếu sự giả dối có thể được tạo ra dễ dàng, tinh vi và lan rộng đến mức không ai còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, thì điều bị tổn thương đầu tiên chính là niềm tin – thứ vốn đã mong manh trong xã hội hiện đại.
Deepfake không chỉ đe dọa hình ảnh cá nhân, mà còn tác động đến nền tảng đạo đức và sự an toàn của cộng đồng. Một phát ngôn bịa đặt của chính trị gia có thể gây rối loạn xã hội; một đoạn clip giả giọng của bác sĩ có thể dẫn đến hậu quả y tế nghiêm trọng; một tin nhắn thoại mạo danh người thân có thể khiến một người dân mất sạch tài sản… Và tệ hại hơn cả, nếu niềm tin bị bào mòn lâu dài, thì môi trường truyền thông sẽ trở nên hoài nghi, hỗn loạn, và bất cứ giá trị nào dù đúng đắn đến đâu cũng có thể bị phủ nhận.
Tôi nghĩ rằng, ở cấp độ vĩ mô, đây là một thách thức an ninh văn hóa và an ninh con người trong kỷ nguyên số. Nếu xã hội không có biện pháp phòng vệ đủ mạnh, nếu công chúng không có năng lực thẩm định thông tin, nếu pháp luật không kịp thời theo sau công nghệ, thì nguy cơ "loạn thật – giả", "loạn niềm tin – nghi ngờ" sẽ trở thành một loại virus xã hội độc hại, làm xói mòn mọi nền tảng phát triển bền vững.
Vì vậy, việc đấu tranh với deepfake không chỉ là trách nhiệm của nạn nhân hay cơ quan quản lý, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội từ người làm báo, nhà lập pháp, đến mỗi người dân. Chúng ta cần cùng nhau dựng lên những "lá chắn" mới cho thời đại mới, trong đó, sự thật, đạo đức và niềm tin vẫn là giá trị trung tâm.
Nhiều trang tin sử dụng AI câu view từ thảm kịch chìm tàu ở Quảng Ninh chiều 19/7 gây phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình
PV: Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã đủ khung pháp lý để xử lý các hành vi sử dụng công nghệ deepfake mạo danh, lừa đảo hay chưa? Theo ông, cần bổ sung gì để ngăn chặn kịp thời?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Chúng ta đã có những quy định pháp luật nhất định để xử lý hành vi vu khống, giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng từ Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng đến Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: các quy định hiện nay vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ AI, đặc biệt là những công nghệ có tính đột phá và nguy hiểm như deepfake.
Deepfake không chỉ đơn thuần là hành vi "giả mạo" thông thường. Nó là một dạng giả mạo công nghệ cao, tinh vi, có khả năng gây nhầm lẫn ở mức độ sâu, tác động trực tiếp đến danh dự, tài sản, an toàn thông tin và thậm chí là an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý hiện hành, khái niệm “deepfake” chưa được định danh rõ ràng, dẫn đến việc khó xác định tội danh cụ thể, khó xử lý triệt để trong thực tiễn.
Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý chuyên biệt hơn, cập nhật hơn, có tính phòng ngừa và răn đe mạnh mẽ hơn. Cụ thể là: Bổ sung định nghĩa và phạm vi điều chỉnh đối với hành vi tạo dựng nội dung deepfake trong các luật hiện hành. Nâng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi giả mạo danh tính bằng công nghệ cao, đặc biệt khi gây hậu quả nghiêm trọng về vật chất hoặc tinh thần. Cho phép truy cứu trách nhiệm không chỉ người tạo ra nội dung giả, mà cả những đối tượng phát tán, lan truyền và sử dụng nội dung đó với mục đích xấu. Tăng cường năng lực điều tra số, lập tổ chuyên trách xử lý vi phạm công nghệ mới, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Luật pháp phải luôn là “lá chắn” vững chắc cho sự thật, nhất là trong thời đại mà giả dối có thể “tái hiện hoàn hảo” bằng vài dòng mã lập trình. Khi công nghệ trở thành một “sức mạnh mới”, thì luật pháp cũng cần trở thành một “năng lượng phản kháng mới” để bảo vệ con người, bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ văn hóa.
PV: Theo ông, vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube… trong việc kiểm duyệt, xử lý nội dung deepfake độc hại nên được đặt ra như thế nào?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng, các nền tảng mạng xã hội không thể đứng ngoài hoặc chỉ đóng vai trò trung gian vô can, khi mà phần lớn nội dung deepfake độc hại đang được sản sinh, lan truyền và khuếch đại chính trên những nền tảng này. Họ là người vận hành “cuộc chơi”, thì không thể thoái thác trách nhiệm khi “cuộc chơi” bị biến thành công cụ gây hại cho cộng đồng.
Các mạng xã hội hiện nay không chỉ là nơi giao tiếp cá nhân, mà đã trở thành không gian công cộng toàn cầu, nơi thông tin được truyền đi với tốc độ ánh sáng và mức độ ảnh hưởng không thể đo đếm. Chính vì thế, vai trò của họ trong việc kiểm duyệt nội dung, nhận diện và gỡ bỏ các sản phẩm deepfake độc hại cần được đặt ra một cách rõ ràng, nghiêm khắc và có chế tài cụ thể.
Tôi nghĩ, chúng ta cần yêu cầu các nền tảng có trách nhiệm kỹ thuật chủ động nhận diện và cảnh báo nội dung deepfake, đặc biệt khi có dấu hiệu mạo danh, xúc phạm, lừa đảo hoặc kích động. Chúng ta cũng cần thiết lập cơ chế hợp tác nhanh chóng, hiệu quả giữa nền tảng và cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc xử lý các vi phạm, truy vết nguồn gốc, gỡ bỏ nội dung sai lệch trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó là áp dụng các quy định pháp lý nghiêm ngặt hơn đối với nền tảng không tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, kể cả về thu hồi giấy phép, ngừng cung cấp dịch vụ hoặc xử phạt tài chính, và khuyến khích các nền tảng phát triển công cụ AI “bảo vệ”, chứ không chỉ AI “tạo nội dung”, tức là đầu tư vào công nghệ phát hiện và ngăn chặn deepfake hơn là chỉ hưởng lợi từ sự lan truyền của nó.
Không thể chấp nhận việc những ông lớn công nghệ ngồi yên nhìn những nội dung độc hại được lan rộng trên nền tảng của mình, trong khi cộng đồng chịu tổn thương từng ngày. Trách nhiệm xã hội không chỉ là một khẩu hiệu – nó phải được biến thành hành động cụ thể, trong từng thuật toán, từng chính sách cộng đồng, từng nút "gỡ bỏ" hay "cảnh báo".
Nếu coi mạng xã hội là một “quốc gia ảo”, thì các nhà điều hành nền tảng chính là “chính phủ” của quốc gia ấy – và họ phải hành xử như một chính phủ có trách nhiệm với công dân của mình.
PV: Giữa bối cảnh thật giả lẫn lộn như hiện nay, ông nghĩ báo chí chính thống có thể đóng vai trò gì trong việc định hướng thông tin và nâng cao cảnh giác cho cộng đồng?
PGTS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong thời đại mà công nghệ có thể tạo ra một gương mặt y như thật, một giọng nói y như thật, một lời tuyên bố y như thật thì sự thật lại trở thành điều mong manh nhất. Chính vì thế, báo chí chính thống hơn lúc nào hết cần phải bước lên tuyến đầu của trận tuyến bảo vệ sự thật, bảo vệ lòng tin và bảo vệ an toàn tinh thần cho cộng đồng.
Tôi luôn coi báo chí không chỉ là kênh truyền tải thông tin, mà là cột mốc đạo đức giữa dòng chảy hỗn độn của thế giới số. Trong bối cảnh thật giả lẫn lộn, báo chí chính thống cần đóng vai trò như một người kiểm chứng, một người lý giải, và một người dẫn đường. Đó là nơi người dân có thể tìm đến khi hoang mang, là nơi nghệ sĩ có thể nương tựa khi bị giả mạo, là nơi xã hội có thể trông cậy để làm rõ trắng – đen.
Để làm được điều đó, báo chí cần tiếp tục giữ vững nguyên tắc kiểm chứng thông tin, trung thực với sự thật, không chạy theo thị hiếu hay tin giật gân. Nhưng không dừng lại ở đó, báo chí cần đổi mới mạnh mẽ hơn: ứng dụng công nghệ để đối đầu với công nghệ, chủ động phát hiện và phân tích các hiện tượng deepfake, mở chuyên mục giải mã tin giả, hướng dẫn kỹ năng số cho công chúng, và đặc biệt là trở thành nơi kết nối giữa nạn nhân, cơ quan chức năng và cộng đồng mạng trong cuộc chiến chống giả mạo.
Báo chí cũng cần sát cánh cùng các nền tảng mạng xã hội, các trường học, các nhà làm luật… để tạo thành một hệ sinh thái truyền thông lành mạnh, nơi người dân được bảo vệ bởi cả thông tin chính xác lẫn năng lực phân tích. Báo chí không thể đi một mình nhưng nếu báo chí đi tiên phong, các lực lượng khác sẽ có điểm tựa để cùng hành động.
Trong thế giới mà công nghệ đang nhân bản giọng nói, gương mặt và hành vi của con người, thì báo chí cần giữ nguyên bản điều không thể sao chép: đó là lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, và khát vọng đi tìm sự thật. Đó cũng chính là vai trò thiêng liêng và không thể thay thế của báo chí chính thống trong thời đại mới.
PV: Ông có khuyến nghị gì cho nghệ sỹ, người nổi tiếng và cả người dân trong việc bảo vệ hình ảnh cá nhân, tránh trở thành nạn nhân của các công nghệ giả mạo?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trong một thế giới mà chỉ cần vài cú nhấp chuột, hình ảnh, giọng nói hay cả dáng đi, ánh mắt của một con người có thể bị sao chép, chỉnh sửa, lồng ghép và phát tán đi khắp không gian mạng, thì việc bảo vệ hình ảnh cá nhân không còn là lựa chọn của riêng ai, mà đã trở thành một năng lực sống còn trong thời đại số. Đặc biệt với nghệ sỹ và người nổi tiếng – những người sống bằng niềm tin, tình cảm và sự ngưỡng mộ của công chúng thì việc này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tôi mong mỗi nghệ sỹ, mỗi người có ảnh hưởng trong đời sống xã hội, hãy chủ động tự trang bị cho mình một "lá chắn mềm" nhưng vững chãi: đó là hiểu biết về công nghệ, kỹ năng quản trị thương hiệu cá nhân, khả năng nhận diện nguy cơ và kênh phản hồi minh bạch, kịp thời với công chúng. Một nghệ sỹ thời đại mới không chỉ cần tài năng, đạo đức, mà còn cần cả sự tỉnh táo, bản lĩnh và hiểu biết về an toàn số. Đừng để những thứ thuộc về bản thân như hình ảnh, giọng nói, nụ cười, ánh mắt bị đánh cắp rồi mang đi phục vụ cho mục đích lừa đảo, phi đạo đức, phản văn hóa.
Còn với mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ – những công dân mạng tích cực nhất thì tôi chỉ muốn nói rằng: hãy cẩn trọng, hãy tỉnh táo và đừng trao niềm tin một cách dễ dãi. Đừng vì một video có vẻ “rất thật” mà tin tưởng mù quáng; đừng vì một giọng nói quen thuộc mà để lòng mình bị dẫn dắt. Hãy học cách tự bảo vệ mình bằng kiến thức, bằng kỹ năng số, bằng sự đồng hành của gia đình và cộng đồng. Trong không gian số, mỗi cú click đều là một lựa chọn hoặc ta góp phần lan tỏa giá trị tích cực, hoặc ta tiếp tay cho cái giả, cái xấu lấn át cái thật.
Tôi cũng luôn mong rằng mỗi người dù là nghệ sỹ hay công chúng đều hiểu rằng: hình ảnh cá nhân là một phần của phẩm giá con người. Phẩm giá ấy, một khi đã bị tổn thương, sẽ rất khó lành lại nếu không có sự bảo vệ kịp thời. Chúng ta có thể đi chậm hơn công nghệ, nhưng nhất định phải đi trước cái ác. Và muốn vậy, chỉ có một con đường: cùng nhau hành động, tỉnh táo và nhân văn để giữ lấy sự thật trong thời đại lẫn lộn thật – giả này.
PV: Trong dài hạn, Việt Nam cần làm gì về giáo dục truyền thông và kỹ năng số để tăng sức đề kháng của công chúng trước các loại nội dung deepfake ngày càng tinh vi?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Muốn xây dựng một xã hội an toàn trong kỷ nguyên số, chúng ta không thể chỉ dựa vào công nghệ ngăn chặn hay chế tài xử phạt. Giải pháp căn cơ, bền vững nhất chính là giáo dục – giáo dục để mỗi người dân trở thành “người gác cửa” cho chính mình, biết nhận diện nguy cơ, biết phân biệt thật – giả, biết nói không với những nội dung độc hại được ngụy trang dưới vẻ ngoài bóng bẩy.
Trong dài hạn, tôi cho rằng giáo dục truyền thông và kỹ năng số cần được đưa vào chương trình chính khóa ngay từ bậc phổ thông, như một nội dung bắt buộc, thiết thực như môn đạo đức hay giáo dục công dân. Trẻ em hôm nay – người lớn của ngày mai cần được học cách sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm, cách tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, biết hoài nghi lành mạnh và kiểm chứng trước khi tin tưởng hay chia sẻ. Đó không chỉ là kỹ năng sống, mà là năng lực công dân số trong thế kỷ 21.
Song song với đó, chúng ta cần một chương trình phổ cập kiến thức truyền thông rộng khắp, dành cho người trưởng thành, người cao tuổi, những nhóm dễ bị tổn thương bởi tin giả và nội dung deepfake. Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, nhà trường, thư viện, thậm chí cả nhà văn hóa, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… đều có thể trở thành “trạm tiếp sức” để lan tỏa kiến thức số một cách gần gũi và dễ tiếp cận.
Tôi cũng rất mong các trường sư phạm, trường báo chí, trường đào tạo nghệ sĩ, cán bộ văn hóa… đổi mới mạnh mẽ nội dung giảng dạy, đưa yếu tố truyền thông số và an toàn mạng trở thành năng lực cốt lõi trong đào tạo. Những người làm nghề truyền thông - nghệ thuật - giáo dục chính là “tuyến đầu” trong việc định hình văn hóa số, họ cần được trang bị kỹ năng để dẫn dắt xã hội, chứ không bị tụt lại phía sau.
Giáo dục trong thời đại AI không chỉ là học chữ, học toán, mà là học cách sống trong một thế giới vừa mở rộng chưa từng thấy, lại vừa mong manh hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể dựng hàng rào quanh từng cá nhân, nhưng có thể trao cho họ “tấm áo giáp” của tri thức, để họ không chỉ tồn tại, mà tự tin, tự chủ và tử tế giữa bối cảnh thông tin thật – giả đan xen như hiện nay. Đó chính là nền tảng để xây dựng một xã hội số văn minh, an toàn và đầy bản lĩnh.
Diễn viên Mạc Văn Khoa là nạn nhân tiếp theo khi bị giả hình ảnh, giọng nói bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để lừa đảo bán hàng. Ảnh: FBNV
PV: Ông có thông điệp nào muốn gửi tới cộng đồng trong việc chung tay nhận diện, phản ánh và ngăn chặn các sản phẩm công nghệ giả mạo đang lan tràn trên mạng xã hội?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nếu có một điều tôi muốn nhấn mạnh để kết lại cuộc trò chuyện này, thì đó chính là: trong thời đại thật – giả đan xen, nơi công nghệ có thể tạo ra những hình ảnh, âm thanh y như thật, thì lòng tin đạo đức và trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
Tôi mong mỗi người dân từ nghệ sỹ nổi tiếng đến những người dùng mạng xã hội bình thường hãy trở thành “người gác cửa” có trách nhiệm cho chính mình và cho cộng đồng. Đừng vội tin, đừng vội chia sẻ. Hãy dừng lại một nhịp để kiểm chứng, để suy nghĩ, để đặt câu hỏi: “Đây có thật sự là điều tôi nên tin và lan tỏa không?” Một cú nhấp chuột của bạn có thể cứu lấy lòng tin của người khác – hoặc cũng có thể tiếp tay cho cái giả lên ngôi. Lựa chọn là ở chúng ta.
Tôi cũng tha thiết kêu gọi các nghệ sỹ, người nổi tiếng – những người có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần hãy đồng hành cùng cộng đồng trong việc lên tiếng, phản ứng và chung tay đẩy lùi nội dung giả mạo. Khi nghệ sỹ không im lặng, công chúng sẽ không hoang mang. Khi người nổi tiếng chủ động bảo vệ hình ảnh của mình, xã hội sẽ có thêm động lực để hành động.
Và cuối cùng, tôi mong các cơ quan quản lý, các nhà làm luật, các nền tảng công nghệ và cả báo chí chính thống hãy cùng ngồi lại, cùng kiến tạo một môi trường số lành mạnh, nơi công nghệ là công cụ phục vụ con người chứ không phải công cụ thao túng con người. Mỗi hành vi giả mạo không chỉ là sự xúc phạm đối với cá nhân, mà còn là một vết cắt vào lòng tin chung của cả xã hội. Chúng ta không thể để những vết cắt đó tiếp tục kéo dài, sâu thêm, không được chữa lành.
Trong kỷ nguyên số, chúng ta không thể sống như cũ nhưng cũng không thể đánh mất những giá trị cốt lõi đã làm nên nhân cách con người. Sự thật, đạo đức, lòng tin vẫn phải là nền móng của mọi sự phát triển, dù công nghệ có biến đổi đến đâu. Và để giữ vững điều đó, không ai có thể đứng ngoài cuộc. Đây là trận chiến của toàn xã hội và tôi tin, nếu cùng nhau, chúng ta có thể chiến thắng.
Công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn
GD&TĐ - Sáng 23/7, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự lễ công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn, nhiệm kỳ 2025-2030.
2025-07-23 09:39
Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn 17-22
GD&TĐ - Ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 22, theo thông báo của nhà trường sáng 23/7.
2025-07-23 09:38
Trường học TPHCM ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
2025-07-23 09:38
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:31
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2025
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: 'Nếu không kịp thời kiểm soát, deepfake sẽ gây hậu quả khôn lường cho xã hội'