Từ ngày 1/7/2025 vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Cổng dịch vụ công (DVC) TP Hà Nội đã đóng, việc kê khai thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến chỉ được thao tác trên duy nhất Cổng DVC quốc gia. Đó là những lý do khiến lượng giao dịch hành chính trong ngày 1/7 tăng đột biến, gây áp lực không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã mới ngày đầu vận hành.
Phó Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng Nguyễn Tiến Quang cho hay, ngay đầu giờ sáng ngày 1/7, UBND phường đã bố trí 5 công chức tiếp nhận hồ sơ tại 5 cửa tiếp nhận, cùng với 5 công chức dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhận thấy tình hình lượng công dân đến giao dịch tăng mạnh, lãnh đạo phường chỉ đạo bổ sung ngay công chức và 1 máy tính tại vị trí bàn tiếp dân.
Đến chiều cùng ngày, phường tiếp tục tăng thêm 1 cửa giao dịch nữa để kịp thời đáp ứng nhu cầu giải quyết TTHC của người dân nhất là trong lĩnh vực tư pháp.
Khi cán bộ công chức “chạy” tiếp nhận nhiều hồ sơ hành chính bằng cách trực tiếp, lãnh đạo phường đã giao bộ phận Tư pháp tăng cường thêm công chức chuyên môn để giải quyết các hồ sơ online.
Đặc biệt, phường đã lên kế hoạch cải tạo toàn bộ khu vực sân giữa trong khuôn viên Điểm phục vụ hành chính công hiện nay nhằm có thểm diện tích tổ chức phân luồng, có khu vực riêng dành cho công chức trả kết quả và công dân ngồi đợi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, cũng như để các cán bộ đơn vị tư vấn về pháp luật có nơi ngồi tư vấn cho công dân có nhu cầu. Đồng thời, tại các bàn tiếp nhận sẽ phân vách ngăn, giúp người dân dễ dàng nhận biết những lĩnh vực giải quyết TTHC.
"Với quy mô dân số trước kia, mỗi phường chỉ cần bố trí 3 cửa giao dịch, nhưng hiện lượng hồ sơ hành chính mỗi ngày phải giải quyết tăng lên rất nhiều, đồng thời cấp tỉnh sẽ tiếp tục phân cấp ủy quyền TTHC về cấp xã. Vì thế, cùng với bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ công chức, việc tiếp tục cải tạo mở rộng trụ sở tiếp nhận giải quyết TTHC là đòi hỏi tất yếu mà chính quyền phường sẽ thực hiện, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân" - ông Nguyễn Tiến Quang chia sẻ.
Tại Điểm phục vụ hành chính công phường Xuân Phương, trong hai ngày những ngày qua, lãnh đạo chủ chốt phường thường xuyên có mặt để chỉ đạo và lắng nghe ý kiến người dân đến thực hiện TTHC. Nhờ đó, việc tiếp dân diễn ra quy củ, người dân được giải quyết TTHC nhanh chóng, thuận tiện.
Anh Nguyễn Hải Ninh (Tổ dân phố số 1 Miêu Nha, phường Xuân Phương) chia sẻ: “Hôm nay tôi đến đây làm thủ tục đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cán bộ phường rất nhiệt tình, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết. Thao tác trên các thiết bị điện tử nhanh, thông suốt, chỉ sau khoảng một giờ, tôi đã hoàn thành nộp hồ sơ”.
Trong quá trình mới vận hành chính thức chính quyền địa phương hai cấp không tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Ghi nhận phản ánh từ cán bộ công tác tại một số địa phương cho thấy, các luồng xử lý giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai chưa thực sự ổn định; một số quy trình giải quyết TTHC cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện...
Chủ tịch UBND xã Trung Giã Nguyễn Bá Hoàng cho biết, hiện nay, chính quyền địa phương đang tiếp tục nâng cấp hoàn thiện hạ tầng, trang thiết bị, trụ sở, phần mềm..., nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân trong quá trình giải quyết TTHC.
Bên cạnh đó, đại diện một số xã mới cũng mong muốn, đề nghị TP Hà Nội nghiên cứu, xây dựng trụ sở trung tâm hành chính xã tập trung để đảm bảo thuận lợi cho vận hành đồng bộ, thông suốt và hiệu quả cao nhất bởi tại nhiều xã, trụ sở Đảng uỷ và trụ sở HĐND - UBND xã không nằm tại một địa điểm, mà nằm phân tán.
Theo Chủ tịch UBND xã Sóc Sơn Phạm Quang Ngọc, để chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương hai cấp, xã đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu cao của chính quyền cấp xã mới.
Thời gian tới, xã Sóc Sơn vẫn sẽ tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, để nắm rõ hơn, nhuần nhuyễn quy trình, những việc cần xử lý, bảo đảm công tác phối hợp giải quyết TTHC thông suốt, phục vụ tốt nhất cho người dân.
Bí thư Đảng uỷ xã Nội Bài Nguyễn Nam Hà nhìn nhận, trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu, khi cán bộ phải làm quen với quy trình mới, sẽ có những khó khăn nhất định. Do đó, chính quyền xã đã xây dựng kênh tiếp nhận thông tin để người dân phản ánh các vướng mắc phát sinh, từ đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Xã chủ trương đối với những việc mới, việc khó thì không nóng vội xử lý mà cần xin ý kiến TP Hà Nội để thực hiện, tránh việc thực hiện không đúng gây khó khăn trong khắc phục…
Kiểm tra, đôn đốc việc vận hành mô hình chính quyền hai cấp mới đây, lãnh đạo TP nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay là nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc của phường cần phản ánh kịp thời để lãnh đạo thành phố có cơ sở chỉ đạo tháo gỡ.
Các phường cần củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và đường truyền. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức cần tiếp tục được đào tạo, tập huấn để bảo đảm "đúng vai, thuộc bài". Đặc biệt, trong công tác giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp cần bảo đảm trơn tru, thông suốt.
Có thể khẳng định, chính quyền địa phương hai cấp không đơn thuần là đổi tên hay sắp xếp lại tổ chức. Đó là một cuộc cải tổ toàn diện, đòi hỏi tinh thần cầu thị, hành động quyết liệt từ cả hệ thống chính trị. Cùng đó, là sự đoàn kết, thống nhất, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, vì sự phát triển chung của TP và cả nước.
GD&TĐ - Sáng 23/7, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự lễ công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn, nhiệm kỳ 2025-2030.
GD&TĐ - Ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 22, theo thông báo của nhà trường sáng 23/7.
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.