Trí tuệ nhân tạo là 'Chìa khóa vàng' cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm du lịch thời đại số
2025/06/03 08:59
(CLO) Trong thời đại hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành động lực chính thúc đẩy sự chuyển mình của ngành du lịch toàn cầu. Từ khả năng phân tích dữ liệu lớn, tự động hóa quy trình cho đến nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, AI không chỉ thay đổi cách con người du lịch mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Chatbot, trợ lý ảo: Người bạn đồng hành mới của du khách
Không còn là công nghệ của tương lai, các trợ lý ảo và chatbot AI hiện đang hiện diện rõ nét trong hành trình du lịch hiện đại. Tại nhiều quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, các sân bay, khách sạn và điểm đến đã tích hợp hệ thống chatbot đa ngôn ngữ hoạt động 24/7. Những “nhân viên ảo” này có thể giải đáp thắc mắc, gợi ý lịch trình, hỗ trợ đặt dịch vụ và xử lý sự cố một cách nhanh chóng, chính xác.
Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang phát triển mạnh mẽ. Một số địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế đã đưa vào vận hành các ứng dụng du lịch thông minh sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm, từ việc gợi ý khách sạn, nhà hàng đến lên lịch trình dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.
Theo ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing BestPrice Travel, du khách hiện nay không còn mặn mà với các tour trọn gói cố định. Thay vào đó, họ tìm kiếm những hành trình riêng biệt, được cá nhân hóa sâu hơn, mang tính trải nghiệm và khám phá bản sắc địa phương. Đáp ứng nhu cầu này, BestPrice đã phát triển giải pháp “AI Assistant for Tourism” – trợ lý ảo giúp thiết kế tour theo yêu cầu, gợi ý điểm đến, báo giá tự động và phản hồi khách hàng tức thì.
Ông Tú nhấn mạnh: “Chỉ cần một câu hỏi, AI có thể trả lời ngay, hỗ trợ tư vấn nhanh chóng. Nhờ đó, chúng tôi đã giảm tới 40% nhu cầu về nhân sự tư vấn, nâng cao hiệu quả phục vụ mà vẫn tiết kiệm đáng kể chi phí”.
Tương tự, Flamingo Redtour cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Phần mềm thông minh tích hợp AI cho phép khách hàng trực tiếp tham gia lựa chọn lịch trình, cá nhân hóa tour theo sở thích và ngân sách, từ đó tạo cảm giác chủ động và hứng thú từ bước đầu lên kế hoạch.
Tổng Giám đốc Flamingo Redtour, ông Nguyễn Công Hoan chia sẻ: “Với các phân khúc khách hàng cao cấp, điều họ tìm kiếm không đơn thuần là điểm đến, mà là dịch vụ được ‘may đo’ phù hợp với cá nhân. AI giúp chúng tôi phân tích hành vi và nhu cầu khách hàng để tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp và có tính độc quyền”.
Không chỉ giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, trí tuệ nhân tạo còn được ứng dụng mạnh mẽ trong khâu xây dựng sản phẩm và tiếp thị. Bên cạnh đó, AI còn hỗ trợ hiệu quả trong truyền thông và quảng bá du lịch, từ việc tạo nội dung văn bản, hình ảnh, video đến xử lý đa ngôn ngữ – yếu tố rất quan trọng tại các thị trường quốc tế khó tính. Một số ứng dụng thậm chí có thể thay thế phần nào vai trò của hướng dẫn viên tại những nơi thiếu hụt nhân lực bản địa, cung cấp thông tin sinh động, chuẩn xác đến du khách.
Dẫu vậy, AI có thông minh đến đâu thì vẫn chỉ là công cụ, hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào khả năng khai thác và hướng dẫn sử dụng của con người.
Tổng công ty Du lịch Hà Nội giới thiệu mẫu robot phục vụ trong khách sạn tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội - VITM Hà Nội 2025. Ảnh: Hoàng Quyên
AI là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh
Dù mang lại nhiều lợi ích, việc ứng dụng AI vào ngành du lịch vẫn đối mặt không ít thách thức. Trong đó có thể kể đến chi phí đầu tư ban đầu lớn, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao và những lo ngại về bảo mật dữ liệu cá nhân.
Theo các chuyên gia, để AI thực sự trở thành lực đẩy chuyển đổi số bền vững, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ. Trọng tâm chiến lược bao gồm:
Đào tạo nguồn nhân lực số, đặc biệt là đội ngũ có khả năng kết hợp công nghệ với chuyên môn du lịch.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ là công nghệ hỗ trợ, mà là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh. Ảnh: internet
Đầu tư hạ tầng dữ liệu, nền tảng phần mềm dùng chung để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dễ dàng tiếp cận và ứng dụng.
Xây dựng hệ sinh thái số, kết nối giữa công ty công nghệ và doanh nghiệp lữ hành để phát triển các sản phẩm AI phù hợp thực tiễn.
Ban hành khung pháp lý rõ ràng về dữ liệu và quyền riêng tư nhằm bảo vệ người dùng và tạo niềm tin cho khách hàng.
Đặc biệt, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước – từ chính sách đến tài chính sẽ đóng vai trò then chốt, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch, đưa Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ là công nghệ hỗ trợ, mà là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh, cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Với chiến lược đúng đắn, AI sẽ góp phần nâng tầm chất lượng dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai gần.
Chatbot, trợ lý ảo: Người bạn đồng hành mới của du khách
Không còn là công nghệ của tương lai, các trợ lý ảo và chatbot AI hiện đang hiện diện rõ nét trong hành trình du lịch hiện đại. Tại nhiều quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, các sân bay, khách sạn và điểm đến đã tích hợp hệ thống chatbot đa ngôn ngữ hoạt động 24/7. Những “nhân viên ảo” này có thể giải đáp thắc mắc, gợi ý lịch trình, hỗ trợ đặt dịch vụ và xử lý sự cố một cách nhanh chóng, chính xác.
Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang phát triển mạnh mẽ. Một số địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế đã đưa vào vận hành các ứng dụng du lịch thông minh sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm, từ việc gợi ý khách sạn, nhà hàng đến lên lịch trình dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.
Các trợ lý ảo và chatbot AI hiện đang hiện diện rõ nét trong hành trình du lịch hiện đại. Ảnh: Internet
Theo ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing BestPrice Travel, du khách hiện nay không còn mặn mà với các tour trọn gói cố định. Thay vào đó, họ tìm kiếm những hành trình riêng biệt, được cá nhân hóa sâu hơn, mang tính trải nghiệm và khám phá bản sắc địa phương. Đáp ứng nhu cầu này, BestPrice đã phát triển giải pháp “AI Assistant for Tourism” – trợ lý ảo giúp thiết kế tour theo yêu cầu, gợi ý điểm đến, báo giá tự động và phản hồi khách hàng tức thì.
Ông Tú nhấn mạnh: “Chỉ cần một câu hỏi, AI có thể trả lời ngay, hỗ trợ tư vấn nhanh chóng. Nhờ đó, chúng tôi đã giảm tới 40% nhu cầu về nhân sự tư vấn, nâng cao hiệu quả phục vụ mà vẫn tiết kiệm đáng kể chi phí”.
Tương tự, Flamingo Redtour cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Phần mềm thông minh tích hợp AI cho phép khách hàng trực tiếp tham gia lựa chọn lịch trình, cá nhân hóa tour theo sở thích và ngân sách, từ đó tạo cảm giác chủ động và hứng thú từ bước đầu lên kế hoạch.
Tổng Giám đốc Flamingo Redtour, ông Nguyễn Công Hoan chia sẻ: “Với các phân khúc khách hàng cao cấp, điều họ tìm kiếm không đơn thuần là điểm đến, mà là dịch vụ được ‘may đo’ phù hợp với cá nhân. AI giúp chúng tôi phân tích hành vi và nhu cầu khách hàng để tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp và có tính độc quyền”.
Không chỉ giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, trí tuệ nhân tạo còn được ứng dụng mạnh mẽ trong khâu xây dựng sản phẩm và tiếp thị. Bên cạnh đó, AI còn hỗ trợ hiệu quả trong truyền thông và quảng bá du lịch, từ việc tạo nội dung văn bản, hình ảnh, video đến xử lý đa ngôn ngữ – yếu tố rất quan trọng tại các thị trường quốc tế khó tính. Một số ứng dụng thậm chí có thể thay thế phần nào vai trò của hướng dẫn viên tại những nơi thiếu hụt nhân lực bản địa, cung cấp thông tin sinh động, chuẩn xác đến du khách.
Dẫu vậy, AI có thông minh đến đâu thì vẫn chỉ là công cụ, hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào khả năng khai thác và hướng dẫn sử dụng của con người.
Tổng công ty Du lịch Hà Nội giới thiệu mẫu robot phục vụ trong khách sạn tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội - VITM Hà Nội 2025. Ảnh: Hoàng Quyên
AI là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh
Dù mang lại nhiều lợi ích, việc ứng dụng AI vào ngành du lịch vẫn đối mặt không ít thách thức. Trong đó có thể kể đến chi phí đầu tư ban đầu lớn, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao và những lo ngại về bảo mật dữ liệu cá nhân.
Theo các chuyên gia, để AI thực sự trở thành lực đẩy chuyển đổi số bền vững, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ. Trọng tâm chiến lược bao gồm:
Đào tạo nguồn nhân lực số, đặc biệt là đội ngũ có khả năng kết hợp công nghệ với chuyên môn du lịch.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ là công nghệ hỗ trợ, mà là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh. Ảnh: internet
Đầu tư hạ tầng dữ liệu, nền tảng phần mềm dùng chung để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dễ dàng tiếp cận và ứng dụng.
Xây dựng hệ sinh thái số, kết nối giữa công ty công nghệ và doanh nghiệp lữ hành để phát triển các sản phẩm AI phù hợp thực tiễn.
Ban hành khung pháp lý rõ ràng về dữ liệu và quyền riêng tư nhằm bảo vệ người dùng và tạo niềm tin cho khách hàng.
Đặc biệt, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước – từ chính sách đến tài chính sẽ đóng vai trò then chốt, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch, đưa Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ là công nghệ hỗ trợ, mà là “chìa khóa vàng” mở ra kỷ nguyên du lịch thông minh, cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Với chiến lược đúng đắn, AI sẽ góp phần nâng tầm chất lượng dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai gần.
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:04
Hà Lan thay đổi chính sách dạy ngoại ngữ
GD&TĐ - Hà Lan sẽ bỏ Đề thi Giáo dục Ngoại ngữ (TAO), bài kiểm tra yêu cầu các trường chứng minh sự cần thiết khi giảng dạy bằng ngoại ngữ.
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
2025-07-24 09:00
Khai mạc Hội thi tiếng hát chú ve con cho học sinh, học viên TPHCM năm 2025
GD&TĐ - Ngày 24/7, Sở GD&ĐT TPHCM và Công viên nước Đầm Sen tổ chức khai mạc Hội thi “Tiếng hát chú ve con học sinh, học viên thành phố năm 2025”.
2025-07-24 08:59
Hà Tĩnh tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị cơ sở vật chất và giảng dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.
2025-07-24 08:58
Trường đại học bỏ yêu cầu tối thiểu 8 điểm Toán với chương trình chip bán dẫn
GD&TĐ - Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) điều chỉnh điều kiện đầu vào Chương trình công nghệ kỹ thuật chip bán dẫn, hệ đại học chính quy năm 2025.
2025-07-24 08:57
Trường ĐH Tân Trào có yêu cầu cao với ngành Sư phạm, Y dược
GD&TĐ - Trường ĐH Tân Trào (Tuyên Quang) vừa công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành năm 2025.
2025-07-24 08:56
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông công bố điểm sàn từ 15 - 17 điểm
GD&TĐ - Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (TPHCM) công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 từ 15 đến 17 điểm tùy ngành.
2025-07-24 08:55
Ở đâu có quyết tâm, ở đó có ánh sáng của tri thức
GD&TĐ - Vượt qua núi cao, qua suối sâu, những lớp học xóa mù chữ ở xã Thiện Thuật, tỉnh Lạng Sơn vẫn đều đặn sáng đèn mỗi tối.
2025-07-24 08:54
Đặng Thuỳ Trâm và cuốn nhật ký thứ ba: Lý tưởng và tình yêu thắp lửa…
(NB&CL) Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” được xuất bản, là dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện đặc biệt của một con người – chiến sĩ bình dị trong chiến tranh, giúp chúng ta biết thêm về chân dung liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Và trong những ngày tháng 7 này, chúng tôi lại nhớ về một con người như rất nhiều người Việt Nam khác, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì hòa bình, với trọn vẹn lý tưởng và tình yêu của tuổi thanh xuân bất diệt…
Trí tuệ nhân tạo là 'Chìa khóa vàng' cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm du lịch thời đại số