10 thói quen sai lầm trong phòng tắm âm thầm hại sức khỏe
2025/05/22 09:02
GD&TĐ - Phòng tắm là một không gian thiết yếu, nhưng bạn có thể không biết rằng một số thói quen phổ biến đang gây hại cho sức khỏe của bạn.
Bài viết này chỉ ra 6 thói quen xấu khi sử dụng phòng tắm và đi vệ sinh, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Không kiểm tra chất lượng giấy vệ sinh
Thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh nhưng bạn có biết rằng hầu hết vật dụng này đều có thêm thuốc nhuộm, bao gồm chất làm sáng huỳnh quang hoặc bột talc?
Những chất phụ gia này có thể chứa hợp chất benzen, thậm chí một số loại giấy vệ sinh kém chất lượng cũng chứa các chất độc hại như formaldehyde, E. coli và virus viêm gan. Tiếp xúc lâu dài với da có thể gây bệnh.
Vì vậy, khi lựa chọn giấy vệ sinh, chúng ta nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa thuốc nhuộm, không có chất phụ gia để bảo vệ sức khỏe.
Khử mùi bằng chất hóa học
Nhiều người thích đặt máy khử mùi trong phòng tắm để giữ không khí trong lành. Tuy nhiên, những mùi hương này cũng là chất tổng hợp hóa học có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Tốt nhất nên tránh sử dụng chất khử mùi, thay vào đó hãy thường xuyên mở cửa sổ để thông gió hoặc sử dụng quạt thông gió nhằm giữ không khí trong phòng tắm luôn trong lành.
Thùng rác nhựa - nơi sinh sôi của vi khuẩn
Đặt thùng rác trong phòng tắm sẽ làm tăng tốc độ sinh sôi của vi khuẩn, khiến nơi đây trở thành nguồn lây truyền vi-rút.
Chúng ta có thể sử dụng túi tiện lợi để lấy những sản phẩm vệ sinh khó xả ra khỏi bồn cầu, giúp bồn cầu sạch sẽ và giảm ô nhiễm. Phòng tắm phải là nơi sạch sẽ và vô trùng, đồng thời chúng ta phải hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
Tác hại của bọt trong bồn tắm
Nhiều người thích tắm bọt, nhưng bạn có biết chất tạo bọt trong bồn tắm có chứa các thành phần hóa học có hại, chẳng hạn như “chất ổn định bọt". Tiếp xúc lâu dài với bọt có thể gây ra các triệu chứng như kích ứng da và chóng mặt. Chúng ta nên tránh nằm trong bồn tắm quá lâu để giảm tác động đến da và hệ hô hấp.
Bàn chải đánh răng đặt gần bồn cầu
Nhiều người có thói quen đặt bàn chải đánh răng vào bồn rửa, nhưng bạn có biết rằng quá trình xả nước ở bồn cầu sẽ tạo ra những vệt nước nhiễm vi khuẩn, trôi nổi trong không khí và cuối cùng bám vào bề mặt các vật dụng trong phòng tắm?
Thực tế, bàn chải đánh răng của chúng ta rất dễ bị nhiễm bẩn. Để bảo vệ vệ sinh răng miệng, chúng ta nên bảo quản bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo, thoáng khí để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.
Dầu gội đầu chứa đầy hóa chất “giấu mặt”
Chất tạo bọt trong bồn tắm có chứa các thành phần hóa học có hại. (Ảnh: ITN)
Cho dù là dầu gội rẻ tiền hay đắt tiền, tất cả đều chứa hỗn hợp chất tẩy rửa và các thành phần khác. Dầu gội đã mở và bảo quản trong thời gian dài có thể phản ứng hóa học với formaldehyde và các thành phần nhũ hóa trong đó để tạo thành các chất không mong muốn. Vì vậy, bạn nên chú ý đậy kín khi cất giữ dầu gội và thay mới thường xuyên.
Không thay khăn tắm thường xuyên
Nếu bạn cứ tái sử dụng khăn, khăn ẩm sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn và cuối cùng vi khuẩn sẽ quay trở lại cơ thể bạn. Các chuyên gia khuyên rằng nếu nhiều người sử dụng chung một khăn tắm thì tốt nhất nên thay một lần mỗi ngày. Nếu khăn tắm chỉ được một người sử dụng thì nên thay ít nhất một lần mỗi tuần.
Rèm phòng tắm quá lớn
Nếu rèm phòng tắm quá rộng, rèm sẽ bị nhăn; nếu quá dài, nó sẽ rủ xuống bồn tắm. Những nơi này không dễ khô và là nơi sinh sôi của nấm mốc. Vì vậy, kích thước của rèm phòng tắm nên được cắt phù hợp.
Thời gian rửa tay quá ngắn
Mọi người đều biết rằng rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm sự lây lan của bệnh tật, nhưng rửa tay trong thời gian quá ngắn có thể không đạt được hiệu quả này.
Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Hoa Kỳ) phát hiện 95% người rửa tay dưới 15 giây. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên rửa tay ít nhất 20 giây mỗi lần.
Đi vào phòng tắm bằng chân trần
Nhiều người nghĩ rằng nơi bẩn nhất trong phòng tắm là bệ bồn cầu, nhưng điều này không đúng.
Đài phát thanh truyền hình Hoa Kỳ từng yêu cầu các chuyên gia thử nghiệm và phát hiện có khoảng 2 triệu vi khuẩn trên mỗi mét vuông sàn phòng tắm, gấp hơn 200 lần số lượng vi khuẩn trong bồn cầu. Vì vậy, hãy vệ sinh sàn phòng tắm thường xuyên hơn hoặc không đi chân trần vào phòng tắm.
Một số thói quen phổ biến trong phòng tắm đang gây hại cho sức khỏe của bạn. (Ảnh: ITN)
Bài viết này chỉ ra 6 thói quen xấu khi sử dụng phòng tắm và đi vệ sinh, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Không kiểm tra chất lượng giấy vệ sinh
Thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh nhưng bạn có biết rằng hầu hết vật dụng này đều có thêm thuốc nhuộm, bao gồm chất làm sáng huỳnh quang hoặc bột talc?
Những chất phụ gia này có thể chứa hợp chất benzen, thậm chí một số loại giấy vệ sinh kém chất lượng cũng chứa các chất độc hại như formaldehyde, E. coli và virus viêm gan. Tiếp xúc lâu dài với da có thể gây bệnh.
Vì vậy, khi lựa chọn giấy vệ sinh, chúng ta nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa thuốc nhuộm, không có chất phụ gia để bảo vệ sức khỏe.
Khử mùi bằng chất hóa học
Nhiều người thích đặt máy khử mùi trong phòng tắm để giữ không khí trong lành. Tuy nhiên, những mùi hương này cũng là chất tổng hợp hóa học có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Tốt nhất nên tránh sử dụng chất khử mùi, thay vào đó hãy thường xuyên mở cửa sổ để thông gió hoặc sử dụng quạt thông gió nhằm giữ không khí trong phòng tắm luôn trong lành.
Thùng rác nhựa - nơi sinh sôi của vi khuẩn
Đặt thùng rác trong phòng tắm sẽ làm tăng tốc độ sinh sôi của vi khuẩn, khiến nơi đây trở thành nguồn lây truyền vi-rút.
Chúng ta có thể sử dụng túi tiện lợi để lấy những sản phẩm vệ sinh khó xả ra khỏi bồn cầu, giúp bồn cầu sạch sẽ và giảm ô nhiễm. Phòng tắm phải là nơi sạch sẽ và vô trùng, đồng thời chúng ta phải hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
Tác hại của bọt trong bồn tắm
Nhiều người thích tắm bọt, nhưng bạn có biết chất tạo bọt trong bồn tắm có chứa các thành phần hóa học có hại, chẳng hạn như “chất ổn định bọt". Tiếp xúc lâu dài với bọt có thể gây ra các triệu chứng như kích ứng da và chóng mặt. Chúng ta nên tránh nằm trong bồn tắm quá lâu để giảm tác động đến da và hệ hô hấp.
Bàn chải đánh răng đặt gần bồn cầu
Nhiều người có thói quen đặt bàn chải đánh răng vào bồn rửa, nhưng bạn có biết rằng quá trình xả nước ở bồn cầu sẽ tạo ra những vệt nước nhiễm vi khuẩn, trôi nổi trong không khí và cuối cùng bám vào bề mặt các vật dụng trong phòng tắm?
Thực tế, bàn chải đánh răng của chúng ta rất dễ bị nhiễm bẩn. Để bảo vệ vệ sinh răng miệng, chúng ta nên bảo quản bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo, thoáng khí để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.
Dầu gội đầu chứa đầy hóa chất “giấu mặt”
Chất tạo bọt trong bồn tắm có chứa các thành phần hóa học có hại. (Ảnh: ITN)
Cho dù là dầu gội rẻ tiền hay đắt tiền, tất cả đều chứa hỗn hợp chất tẩy rửa và các thành phần khác. Dầu gội đã mở và bảo quản trong thời gian dài có thể phản ứng hóa học với formaldehyde và các thành phần nhũ hóa trong đó để tạo thành các chất không mong muốn. Vì vậy, bạn nên chú ý đậy kín khi cất giữ dầu gội và thay mới thường xuyên.
Không thay khăn tắm thường xuyên
Nếu bạn cứ tái sử dụng khăn, khăn ẩm sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn và cuối cùng vi khuẩn sẽ quay trở lại cơ thể bạn. Các chuyên gia khuyên rằng nếu nhiều người sử dụng chung một khăn tắm thì tốt nhất nên thay một lần mỗi ngày. Nếu khăn tắm chỉ được một người sử dụng thì nên thay ít nhất một lần mỗi tuần.
Rèm phòng tắm quá lớn
Nếu rèm phòng tắm quá rộng, rèm sẽ bị nhăn; nếu quá dài, nó sẽ rủ xuống bồn tắm. Những nơi này không dễ khô và là nơi sinh sôi của nấm mốc. Vì vậy, kích thước của rèm phòng tắm nên được cắt phù hợp.
Thời gian rửa tay quá ngắn
Mọi người đều biết rằng rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm sự lây lan của bệnh tật, nhưng rửa tay trong thời gian quá ngắn có thể không đạt được hiệu quả này.
Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Hoa Kỳ) phát hiện 95% người rửa tay dưới 15 giây. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên rửa tay ít nhất 20 giây mỗi lần.
Đi vào phòng tắm bằng chân trần
Nhiều người nghĩ rằng nơi bẩn nhất trong phòng tắm là bệ bồn cầu, nhưng điều này không đúng.
Đài phát thanh truyền hình Hoa Kỳ từng yêu cầu các chuyên gia thử nghiệm và phát hiện có khoảng 2 triệu vi khuẩn trên mỗi mét vuông sàn phòng tắm, gấp hơn 200 lần số lượng vi khuẩn trong bồn cầu. Vì vậy, hãy vệ sinh sàn phòng tắm thường xuyên hơn hoặc không đi chân trần vào phòng tắm.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:04
Hà Lan thay đổi chính sách dạy ngoại ngữ
GD&TĐ - Hà Lan sẽ bỏ Đề thi Giáo dục Ngoại ngữ (TAO), bài kiểm tra yêu cầu các trường chứng minh sự cần thiết khi giảng dạy bằng ngoại ngữ.
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
10 thói quen sai lầm trong phòng tắm âm thầm hại sức khỏe