(CLO) Hà Nội ghi nhận gia tăng ca mắc COVID-19, sốt xuất huyết và tay chân miệng, dự báo dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến 30/5, toàn thành phố ghi nhận 9 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 4 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có tổng cộng 265 ca mắc, mặc dù con số này vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2024.
Các ca bệnh phân bố rải rác tại 28 quận, huyện và thị xã, chưa ghi nhận ổ dịch mới trong tuần qua. Tuy nhiên, do đang bước vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, số ca mắc được dự báo có thể tăng trong thời gian tới.
Về tình hình bệnh sởi, trong tuần Hà Nội ghi nhận 175 ca mắc, giảm nhẹ 4 ca so với tuần trước. Một số địa phương có số ca mắc cao gồm Long Biên (20 ca), Hà Đông (18 ca), Hoàng Mai (16 ca), Cầu Giấy (12 ca), Ba Đình (11 ca).
Lũy kế từ đầu năm, thành phố ghi nhận 3.009 ca mắc sởi tại toàn bộ 30 quận, huyện, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Bệnh nhân chủ yếu thuộc các nhóm chưa được tiêm phòng đầy đủ, phân bố đa dạng về độ tuổi – từ trẻ nhỏ dưới 6 tháng đến người lớn trên 16 tuổi.
Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận 163 ca mắc tay chân miệng tại 26 quận, huyện – giảm 21 ca so với tuần trước. Hầu hết các trường hợp là trẻ dưới 3 tuổi. Một số địa phương có số ca mắc cao gồm Cầu Giấy (23 ca), Hoàng Mai (16 ca), Nam Từ Liêm (16 ca), Thanh Xuân (15 ca).
Tính từ đầu năm, toàn thành phố đã ghi nhận 2.624 ca, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (1.393 ca). Trong tuần qua, xuất hiện thêm một ổ dịch tại phường Định Công (Hoàng Mai), nâng tổng số ổ dịch tay chân miệng năm nay lên 42, trong đó còn 2 ổ dịch đang hoạt động.
Dự kiến trong thời gian tới dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục gia tăng (Ảnh: VGP/Thiện Tâm).
Về dịch COVID-19, Hà Nội ghi nhận 156 ca mắc trong tuần, tăng nhẹ 1 ca so với tuần trước. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là 388, giảm so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, trong 3 tuần gần đây, dịch có xu hướng gia tăng trở lại và có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca bệnh trong thời gian tới.
Để chủ động kiểm soát dịch, CDC Hà Nội đang tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ.
Đồng thời, phối hợp với các quận, huyện giám sát chặt chẽ các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín, Ba Đình và Thạch Thất; triển khai tập huấn giám sát, phòng chống bệnh dại tại huyện Chương Mỹ.
Mặc dù tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng, nhưng cơ quan chức năng khẳng định dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát. Các trung tâm y tế địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ tại cơ sở y tế và cộng đồng để kịp thời xử lý, ngăn ngừa dịch lây lan diện rộng.
Ngành Y tế cũng kêu gọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch, nhất là tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đồng thời hưởng ứng các chiến dịch tiêm bổ sung để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong mùa hè – thời điểm cao điểm của nhiều loại dịch bệnh.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến 30/5, toàn thành phố ghi nhận 9 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 4 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có tổng cộng 265 ca mắc, mặc dù con số này vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2024.
Phun hoá chất diệt muỗi, bọ gậy phòng chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả (Ảnh: VGP/Thiện Tâm).
Các ca bệnh phân bố rải rác tại 28 quận, huyện và thị xã, chưa ghi nhận ổ dịch mới trong tuần qua. Tuy nhiên, do đang bước vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, số ca mắc được dự báo có thể tăng trong thời gian tới.
Về tình hình bệnh sởi, trong tuần Hà Nội ghi nhận 175 ca mắc, giảm nhẹ 4 ca so với tuần trước. Một số địa phương có số ca mắc cao gồm Long Biên (20 ca), Hà Đông (18 ca), Hoàng Mai (16 ca), Cầu Giấy (12 ca), Ba Đình (11 ca).
Lũy kế từ đầu năm, thành phố ghi nhận 3.009 ca mắc sởi tại toàn bộ 30 quận, huyện, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Bệnh nhân chủ yếu thuộc các nhóm chưa được tiêm phòng đầy đủ, phân bố đa dạng về độ tuổi – từ trẻ nhỏ dưới 6 tháng đến người lớn trên 16 tuổi.
Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận 163 ca mắc tay chân miệng tại 26 quận, huyện – giảm 21 ca so với tuần trước. Hầu hết các trường hợp là trẻ dưới 3 tuổi. Một số địa phương có số ca mắc cao gồm Cầu Giấy (23 ca), Hoàng Mai (16 ca), Nam Từ Liêm (16 ca), Thanh Xuân (15 ca).
Tính từ đầu năm, toàn thành phố đã ghi nhận 2.624 ca, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (1.393 ca). Trong tuần qua, xuất hiện thêm một ổ dịch tại phường Định Công (Hoàng Mai), nâng tổng số ổ dịch tay chân miệng năm nay lên 42, trong đó còn 2 ổ dịch đang hoạt động.
Dự kiến trong thời gian tới dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục gia tăng (Ảnh: VGP/Thiện Tâm).
Về dịch COVID-19, Hà Nội ghi nhận 156 ca mắc trong tuần, tăng nhẹ 1 ca so với tuần trước. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là 388, giảm so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, trong 3 tuần gần đây, dịch có xu hướng gia tăng trở lại và có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca bệnh trong thời gian tới.
Để chủ động kiểm soát dịch, CDC Hà Nội đang tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ.
Đồng thời, phối hợp với các quận, huyện giám sát chặt chẽ các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín, Ba Đình và Thạch Thất; triển khai tập huấn giám sát, phòng chống bệnh dại tại huyện Chương Mỹ.
Mặc dù tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng, nhưng cơ quan chức năng khẳng định dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát. Các trung tâm y tế địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ tại cơ sở y tế và cộng đồng để kịp thời xử lý, ngăn ngừa dịch lây lan diện rộng.
Ngành Y tế cũng kêu gọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch, nhất là tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đồng thời hưởng ứng các chiến dịch tiêm bổ sung để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong mùa hè – thời điểm cao điểm của nhiều loại dịch bệnh.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".
2025-07-26 01:35
Nghề nào mang lại hạnh phúc nhất thế giới?
GD&TĐ - Đó là chủ đề của bài nói chuyện với diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM).
2025-07-26 01:34
Trường Đại học Luật TPHCM sẽ đẩy mạnh đào tạo liên ngành
GD&TĐ - Tọa đàm về chương trình đào tạo liên ngành tại Trường Đại học Luật TPHCM gợi mở nhiều hướng đi phù hợp xu thế giáo dục hiện đại.
2025-07-26 01:31
Tư vấn sớm tổ hợp môn tự chọn cho học sinh khối 10
GD&TĐ - Sau khi hoàn thành chu kỳ đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường THPT đã có kinh nghiệm, chủ động tư vấn, định hướng cho học sinh lớp 10 về nhóm lớp, tổ hợp môn lựa chọn.