Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM nguy kịch vì nhập viện muộn
2025/06/12 09:17
GD&TĐ - Số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM tăng nhanh chóng, có sự gia tăng đột biến của các ca bệnh nặng, sốc nguy kịch.
Nhiều trẻ em được đưa đến bệnh viện trong gang tấc, đối mặt với tử thần chỉ vì sự chủ quan của gia đình. Các bác sĩ kêu gọi phụ huynh nâng cao cảnh giác tột độ, nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH) để cứu con kịp thời.
Bài học từ sự chủ quan
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), trong tháng 5/2025, số ca mắc SXH tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024. Riêng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Nhiễm cứu 4 trẻ bị sốc SXH nguy kịch.
Điển hình là trường hợp của bé L.N.T.T (6 tuổi, ngụ Bình Dương). Bé sốt cao nhiều ngày nhưng gia đình chỉ nghĩ là sốt siêu vi thông thường, tự ý mua thuốc cho con uống tại nhà. Sai lầm này suýt chút nữa phải trả giá bằng cả tính mạng. Đến ngày thứ ba, bé bắt đầu ói ra máu, được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sốc nặng, tím tái.
Tương tự, bé N.B.H (12 tuổi, ngụ Bình Phước) dù được bác sĩ tuyến dưới chẩn đoán SXH và dặn dò theo dõi, nhưng gia đình có thể chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm. Ngày thứ ba của bệnh, bé đột ngột mệt lả, đau bụng dữ dội và ói liên tục.
Bé gái T.N.T.K (4,5 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh).
Gia đình hốt hoảng đưa bé vượt quãng đường hơn 100km trong 2,5 giờ để đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Khi nhập viện, bé rơi vào trạng thái sốc sâu, gan tổn thương nghiêm trọng với chỉ số men gan tăng cao gấp 100 lần mức bình thường.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), các bác sĩ cứu sống bé gái T.N.T.K (4,5 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh). Bé được chuyển đến trong tình trạng da nổi bông, tím tái, mạch gần như không bắt được, huyết áp tụt sâu và ói ra dịch nâu đen. Trước đó, bé bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh tay chân miệng.
Đến ngày thứ tư, khi cơn sốt giảm, gia đình thấy con ngủ li bì, tay chân lạnh ngắt mới đưa đi cấp cứu. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của SXH mà nhiều người thường bỏ qua.
Chủ động phòng bệnh và nhận diện dấu hiệu
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), chỉ trong tuần đầu tháng 6/2025, thành phố ghi nhận 320 ca mắc SXH, tăng 13,1% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Tổng số ca mắc từ đầu năm đã lên tới 8.595 ca. Các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè đang là những điểm nóng với tỷ lệ mắc cao.
Điểm chung của các ca bệnh nặng thường là sự chủ quan, chậm trễ trong việc đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu cảnh báo. Các bác sĩ nhấn mạnh, giai đoạn nguy hiểm nhất của SXH không phải là lúc trẻ sốt cao mà là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, khi cơn sốt bắt đầu hạ.
Đây là lúc các biến chứng nguy hiểm nhất có thể ập đến. Dù đã bớt sốt, phụ huynh cần đặc biệt cảnh giác nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ mệt lả, li bì, ngủ nhiều bất thường, khó đánh thức; Đau bụng dữ dội ở vùng gan (dưới sườn phải); Nôn ói liên tục, không thể ăn uống; Chảy máu bất thường (chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài phân đen); Tay chân lạnh, ẩm, da nổi vân tím.
Mẩn đỏ ngứa là một trong những dấu hiệu phổ biến và điển hình của bệnh sốt xuất huyết.
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, gia đình phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà. Mỗi gia đình cần hành động ngay để bảo vệ con em mình và cộng đồng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các vật chứa nước đọng để diệt lăng quăng, bọ gậy; ngủ trong màn kể cả ban ngày; sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi và mặc quần áo dài tay cho trẻ để phòng tránh muỗi đốt.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thăm khám cho bệnh nhi.
Nhiều trẻ em được đưa đến bệnh viện trong gang tấc, đối mặt với tử thần chỉ vì sự chủ quan của gia đình. Các bác sĩ kêu gọi phụ huynh nâng cao cảnh giác tột độ, nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH) để cứu con kịp thời.
Bài học từ sự chủ quan
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), trong tháng 5/2025, số ca mắc SXH tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024. Riêng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Nhiễm cứu 4 trẻ bị sốc SXH nguy kịch.
Điển hình là trường hợp của bé L.N.T.T (6 tuổi, ngụ Bình Dương). Bé sốt cao nhiều ngày nhưng gia đình chỉ nghĩ là sốt siêu vi thông thường, tự ý mua thuốc cho con uống tại nhà. Sai lầm này suýt chút nữa phải trả giá bằng cả tính mạng. Đến ngày thứ ba, bé bắt đầu ói ra máu, được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sốc nặng, tím tái.
Tương tự, bé N.B.H (12 tuổi, ngụ Bình Phước) dù được bác sĩ tuyến dưới chẩn đoán SXH và dặn dò theo dõi, nhưng gia đình có thể chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm. Ngày thứ ba của bệnh, bé đột ngột mệt lả, đau bụng dữ dội và ói liên tục.
Bé gái T.N.T.K (4,5 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh).
Gia đình hốt hoảng đưa bé vượt quãng đường hơn 100km trong 2,5 giờ để đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Khi nhập viện, bé rơi vào trạng thái sốc sâu, gan tổn thương nghiêm trọng với chỉ số men gan tăng cao gấp 100 lần mức bình thường.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), các bác sĩ cứu sống bé gái T.N.T.K (4,5 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh). Bé được chuyển đến trong tình trạng da nổi bông, tím tái, mạch gần như không bắt được, huyết áp tụt sâu và ói ra dịch nâu đen. Trước đó, bé bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh tay chân miệng.
Đến ngày thứ tư, khi cơn sốt giảm, gia đình thấy con ngủ li bì, tay chân lạnh ngắt mới đưa đi cấp cứu. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của SXH mà nhiều người thường bỏ qua.
Chủ động phòng bệnh và nhận diện dấu hiệu
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), chỉ trong tuần đầu tháng 6/2025, thành phố ghi nhận 320 ca mắc SXH, tăng 13,1% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Tổng số ca mắc từ đầu năm đã lên tới 8.595 ca. Các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè đang là những điểm nóng với tỷ lệ mắc cao.
Điểm chung của các ca bệnh nặng thường là sự chủ quan, chậm trễ trong việc đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu cảnh báo. Các bác sĩ nhấn mạnh, giai đoạn nguy hiểm nhất của SXH không phải là lúc trẻ sốt cao mà là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, khi cơn sốt bắt đầu hạ.
Đây là lúc các biến chứng nguy hiểm nhất có thể ập đến. Dù đã bớt sốt, phụ huynh cần đặc biệt cảnh giác nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ mệt lả, li bì, ngủ nhiều bất thường, khó đánh thức; Đau bụng dữ dội ở vùng gan (dưới sườn phải); Nôn ói liên tục, không thể ăn uống; Chảy máu bất thường (chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài phân đen); Tay chân lạnh, ẩm, da nổi vân tím.
Mẩn đỏ ngứa là một trong những dấu hiệu phổ biến và điển hình của bệnh sốt xuất huyết.
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, gia đình phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà. Mỗi gia đình cần hành động ngay để bảo vệ con em mình và cộng đồng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các vật chứa nước đọng để diệt lăng quăng, bọ gậy; ngủ trong màn kể cả ban ngày; sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi và mặc quần áo dài tay cho trẻ để phòng tránh muỗi đốt.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".
2025-07-26 01:35
Nghề nào mang lại hạnh phúc nhất thế giới?
GD&TĐ - Đó là chủ đề của bài nói chuyện với diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM).
2025-07-26 01:34
Trường Đại học Luật TPHCM sẽ đẩy mạnh đào tạo liên ngành
GD&TĐ - Tọa đàm về chương trình đào tạo liên ngành tại Trường Đại học Luật TPHCM gợi mở nhiều hướng đi phù hợp xu thế giáo dục hiện đại.
2025-07-26 01:31
Tư vấn sớm tổ hợp môn tự chọn cho học sinh khối 10
GD&TĐ - Sau khi hoàn thành chu kỳ đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường THPT đã có kinh nghiệm, chủ động tư vấn, định hướng cho học sinh lớp 10 về nhóm lớp, tổ hợp môn lựa chọn.
Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM nguy kịch vì nhập viện muộn