Người mang chữ lên cao nguyên Dào San cho bà con dân tộc Mông
2025/07/23 15:28
GD&TĐ - Mỗi tối khi ánh đèn sáng trên những đỉnh đồi, cũng là lúc lớp học xóa mù chữ của thầy Cao Hữu Tuyến lại bắt đầu vang lên tiếng đọc bài.
Học chữ không bao giờ muộn
Ở vùng đất quanh năm sương phủ như Dào San (tỉnh Lai Châu), con chữ nhiều khi đến muộn hơn mùa gặt. Người lớn thì tất bật trên nương, trẻ con vượt cả chục cây số đường núi để đến trường. Giữa nhịp sống bận rộn ấy, có một người thầy gốc miền Trung vẫn miệt mài đưa ánh sáng tri thức len vào từng bản nhỏ.
Người thầy ấy là Cao Hữu Tuyến (giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang, xã Dào San, Lai Châu), sinh năm 1990, quê ở Quảng Trị. Hơn một thập kỷ trước, thầy đã chọn ngược dòng rời xuôi để lên Tây Bắc dạy học. Đến giờ, thầy vẫn gọi đó là quyết định ‘neo mình giữa đại ngàn gió núi’.
Ngày đầu đặt chân đến mảnh đất Lai Châu, thầy Tuyến được chào đón bằng những cơn mưa rào xối xả khiến đường vào bản trơn trượt, lầy lội.
“Khi ấy, đường vào bản vẫn còn là đường đất. Tôi phải đi bộ 18km mới tới được điểm trường, có lúc cũng thấy mệt, thấy vất vả lắm nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện quay về”, thầy Tuyến nhớ lại.
Lớp học xoá mù chữ do Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang tổ chức.
Sau hơn một thập kỷ gắn bó, hiện nay thầy công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang, ở nơi rừng núi cheo leo này, ban ngày thầy dạy chữ cho học sinh tiểu học. Đến tối, thầy lại tình nguyện đảm nhận thêm một nhiệm vụ đặc biệt dạy lớp xóa mù chữ cho những người lớn trong bản.
Lớp học xóa mù chữ có 22 học viên, hầu hết là người dân tộc Mông. Nhiều bà con đã từng được đến lớp trong những năm tiểu học, nhưng rồi lại bỏ ngang sau lớp 3, lớp 4. Lo toan cuộc sống với ruộng nương, cơm áo đã khiến người dân đành phải gác lại việc học hành dang dở. Đến khi trở lại lớp, những con chữ ngày nào đã trở nên xa lạ.
“Trẻ con học bài bản theo chương trình nên dễ tiếp thu hơn. Còn người lớn thì mang nhiều mặc cảm, ngại sai và sợ bị chê. Nhiều người vẫn nghĩ mình còn nhớ, nhưng khi cầm bút lên mới thấy tay run run, đầu trống rỗng”, thầy Tuyến kể.
Đều đặn mỗi tối, khoảng 15 phút trước giờ học, thầy đều đặn nhắn tin vào nhóm lớp nhắc nhở mọi người chuẩn bị sách vở, thu xếp việc nhà, việc nương rẫy để kịp đến lớp. Lớp học bắt đầu lúc trời đã sẩm tối, nhưng không khí lại ấm cúng và gần gũi như một gia đình.
Trong khoảng thời gian ấy, thầy Tuyến vừa là người dạy chữ, vừa là người bạn đồng hành. Thầy kiên nhẫn lắng nghe, động viên từng chút một. Với thầy, mỗi bước tiến nhỏ của bà con đều là niềm vui giản dị và đáng quý.
“Có người học xong còn nán lại hỏi tôi ngày mai thầy dạy cái này tiếp được không?”, thầy Tuyến mỉm cười kể. Những mong mỏi ấy chất chứa khát khao học hỏi như ánh sáng nhỏ lặng lẽ lan tỏa giữa núi rừng Tây Bắc. Từ một lớp học đơn sơ, ngọn lửa tri thức được nhen lên bởi tấm lòng thầm lặng của người thầy tâm huyết.
Hy vọng đồng hành cùng con cái
Trong màn sương mờ phủ xuống triền núi, từng bóng người lặng lẽ băng qua con đường đất trơn trượt, tay xách theo cuốn vở, hộp bút đã cũ. Họ là những học viên đặc biệt, có người vừa từ nương rẫy trở về, mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng đến lớp. Họ học khi mặt trời đã khuất, khi bản làng đã im lìm trong giấc ngủ.
“Điều tôi nhận thấy thay đổi rõ nhất ở bà con là sự tự tin. Trước kia họ còn ngại nói, sợ sai thì giờ đây đã mạnh dạn hỏi han, tò mò tìm hiểu nhiều hơn”, thầy Tuyến nói.
Thầy Cao Hữu Tuyến.
Ban ngày đứng lớp, ban đêm lại miệt mài với lớp xóa mù chữ, guồng quay ấy lặp đi lặp lại không ít vất vả. Nhưng với thầy Tuyến, chỉ cần nhìn thấy cái gật đầu hãnh diện của học viên khi lần đầu viết được tên mình, đã đủ để thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng.
“Mình không cần họ học giỏi, chỉ mong họ không còn sợ chữ nữa. Khi thấy bà con biết đọc tên mình, tên con hay ký chữ được thì tôi thấy vui rồi”, thầy nói thêm.
Lớp học ấy đã để lại trong thầy Tuyến ấn tượng sâu đậm không phải bởi khả năng tiếp thu, mà bởi sự nghiêm túc và khát khao học hỏi. Mỗi buổi đến lớp, ai cũng chăm chú, mong được viết thêm một dòng, đọc thêm vài chữ. Có người nắn nót từng nét viết tên con, có người kiên trì đánh vần từng dòng trong cuốn sổ tay mua bán. Với họ, con chữ chính là chiếc chìa khóa mở ra một cuộc sống chủ động hơn.
Kết thúc khóa học vào cuối tháng Sáu, điều khiến thầy Tuyến trăn trở không phải là bảng điểm, mà là tương lai của những người từng ngồi trong lớp học ấy. “Tôi chỉ hy vọng, sau khóa học bà con vẫn nhớ mặt chữ, vẫn giữ thói quen cầm bút và áp dụng được vào cuộc sống hằng ngày”, thầy Tuyên nói chậm rãi.
Là một giáo viên vùng cao, thầy Tuyến không chỉ mong học viên biết đọc, biết viết. Điều thầy kỳ vọng lớn hơn cả là sau khóa học, những người cha, người mẹ từng học xóa mù chữ sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng con trên hành trình học tập.
“Trước đây, tôi đồng hành cùng phụ huynh để hỗ trợ các em học tốt. Giờ đây, tôi mong họ cũng sẽ trở thành người thầy đầu tiên của con ngay trong chính ngôi nhà của mình”, thầy Tuyến tâm sự.
Ông Mai Anh Thăng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Mù Sang không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến người đồng nghiệp trẻ: "Thầy Cao Hữu Tuyến là một giáo viên gương mẫu, luôn tâm huyết và có trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy lớp xóa mù chữ, thầy đã thể hiện tinh thần tiên phong, gắn bó sâu sát với học viên. Từ việc chuẩn bị bài giảng phù hợp đến việc động viên từng cá nhân đến lớp, thầy đều thực hiện rất chỉn chu và tận tâm.
Không chỉ gói gọn vai trò trong lớp học, thầy Cao Hữu Tuyến còn miệt mài gieo mầm tinh thần hiếu học tới từng ngôi nhà, từng bản làng xa xôi. Thầy chủ động phối hợp với các tổ chức và đoàn thể địa phương, kiên trì vận động bà con đến lớp, từng bước thắp sáng khát vọng học tập suốt đời nơi miền cao còn nhiều khó khăn. Chính sự tận tâm bền bỉ ấy đã khiến thầy Tuyến trở thành tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xóa mù chữ nơi vùng cao".
Con đường đến trường mùa mưa của thầy Tuyên.
Học chữ không bao giờ muộn
Ở vùng đất quanh năm sương phủ như Dào San (tỉnh Lai Châu), con chữ nhiều khi đến muộn hơn mùa gặt. Người lớn thì tất bật trên nương, trẻ con vượt cả chục cây số đường núi để đến trường. Giữa nhịp sống bận rộn ấy, có một người thầy gốc miền Trung vẫn miệt mài đưa ánh sáng tri thức len vào từng bản nhỏ.
Người thầy ấy là Cao Hữu Tuyến (giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang, xã Dào San, Lai Châu), sinh năm 1990, quê ở Quảng Trị. Hơn một thập kỷ trước, thầy đã chọn ngược dòng rời xuôi để lên Tây Bắc dạy học. Đến giờ, thầy vẫn gọi đó là quyết định ‘neo mình giữa đại ngàn gió núi’.
Ngày đầu đặt chân đến mảnh đất Lai Châu, thầy Tuyến được chào đón bằng những cơn mưa rào xối xả khiến đường vào bản trơn trượt, lầy lội.
“Khi ấy, đường vào bản vẫn còn là đường đất. Tôi phải đi bộ 18km mới tới được điểm trường, có lúc cũng thấy mệt, thấy vất vả lắm nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện quay về”, thầy Tuyến nhớ lại.
Lớp học xoá mù chữ do Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang tổ chức.
Sau hơn một thập kỷ gắn bó, hiện nay thầy công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mù Sang, ở nơi rừng núi cheo leo này, ban ngày thầy dạy chữ cho học sinh tiểu học. Đến tối, thầy lại tình nguyện đảm nhận thêm một nhiệm vụ đặc biệt dạy lớp xóa mù chữ cho những người lớn trong bản.
Lớp học xóa mù chữ có 22 học viên, hầu hết là người dân tộc Mông. Nhiều bà con đã từng được đến lớp trong những năm tiểu học, nhưng rồi lại bỏ ngang sau lớp 3, lớp 4. Lo toan cuộc sống với ruộng nương, cơm áo đã khiến người dân đành phải gác lại việc học hành dang dở. Đến khi trở lại lớp, những con chữ ngày nào đã trở nên xa lạ.
“Trẻ con học bài bản theo chương trình nên dễ tiếp thu hơn. Còn người lớn thì mang nhiều mặc cảm, ngại sai và sợ bị chê. Nhiều người vẫn nghĩ mình còn nhớ, nhưng khi cầm bút lên mới thấy tay run run, đầu trống rỗng”, thầy Tuyến kể.
Đều đặn mỗi tối, khoảng 15 phút trước giờ học, thầy đều đặn nhắn tin vào nhóm lớp nhắc nhở mọi người chuẩn bị sách vở, thu xếp việc nhà, việc nương rẫy để kịp đến lớp. Lớp học bắt đầu lúc trời đã sẩm tối, nhưng không khí lại ấm cúng và gần gũi như một gia đình.
Trong khoảng thời gian ấy, thầy Tuyến vừa là người dạy chữ, vừa là người bạn đồng hành. Thầy kiên nhẫn lắng nghe, động viên từng chút một. Với thầy, mỗi bước tiến nhỏ của bà con đều là niềm vui giản dị và đáng quý.
“Có người học xong còn nán lại hỏi tôi ngày mai thầy dạy cái này tiếp được không?”, thầy Tuyến mỉm cười kể. Những mong mỏi ấy chất chứa khát khao học hỏi như ánh sáng nhỏ lặng lẽ lan tỏa giữa núi rừng Tây Bắc. Từ một lớp học đơn sơ, ngọn lửa tri thức được nhen lên bởi tấm lòng thầm lặng của người thầy tâm huyết.
Hy vọng đồng hành cùng con cái
Trong màn sương mờ phủ xuống triền núi, từng bóng người lặng lẽ băng qua con đường đất trơn trượt, tay xách theo cuốn vở, hộp bút đã cũ. Họ là những học viên đặc biệt, có người vừa từ nương rẫy trở về, mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng đến lớp. Họ học khi mặt trời đã khuất, khi bản làng đã im lìm trong giấc ngủ.
“Điều tôi nhận thấy thay đổi rõ nhất ở bà con là sự tự tin. Trước kia họ còn ngại nói, sợ sai thì giờ đây đã mạnh dạn hỏi han, tò mò tìm hiểu nhiều hơn”, thầy Tuyến nói.
Thầy Cao Hữu Tuyến.
Ban ngày đứng lớp, ban đêm lại miệt mài với lớp xóa mù chữ, guồng quay ấy lặp đi lặp lại không ít vất vả. Nhưng với thầy Tuyến, chỉ cần nhìn thấy cái gật đầu hãnh diện của học viên khi lần đầu viết được tên mình, đã đủ để thấy mọi nỗ lực đều xứng đáng.
“Mình không cần họ học giỏi, chỉ mong họ không còn sợ chữ nữa. Khi thấy bà con biết đọc tên mình, tên con hay ký chữ được thì tôi thấy vui rồi”, thầy nói thêm.
Lớp học ấy đã để lại trong thầy Tuyến ấn tượng sâu đậm không phải bởi khả năng tiếp thu, mà bởi sự nghiêm túc và khát khao học hỏi. Mỗi buổi đến lớp, ai cũng chăm chú, mong được viết thêm một dòng, đọc thêm vài chữ. Có người nắn nót từng nét viết tên con, có người kiên trì đánh vần từng dòng trong cuốn sổ tay mua bán. Với họ, con chữ chính là chiếc chìa khóa mở ra một cuộc sống chủ động hơn.
Kết thúc khóa học vào cuối tháng Sáu, điều khiến thầy Tuyến trăn trở không phải là bảng điểm, mà là tương lai của những người từng ngồi trong lớp học ấy. “Tôi chỉ hy vọng, sau khóa học bà con vẫn nhớ mặt chữ, vẫn giữ thói quen cầm bút và áp dụng được vào cuộc sống hằng ngày”, thầy Tuyên nói chậm rãi.
Là một giáo viên vùng cao, thầy Tuyến không chỉ mong học viên biết đọc, biết viết. Điều thầy kỳ vọng lớn hơn cả là sau khóa học, những người cha, người mẹ từng học xóa mù chữ sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng con trên hành trình học tập.
“Trước đây, tôi đồng hành cùng phụ huynh để hỗ trợ các em học tốt. Giờ đây, tôi mong họ cũng sẽ trở thành người thầy đầu tiên của con ngay trong chính ngôi nhà của mình”, thầy Tuyến tâm sự.
Ông Mai Anh Thăng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Mù Sang không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến người đồng nghiệp trẻ: "Thầy Cao Hữu Tuyến là một giáo viên gương mẫu, luôn tâm huyết và có trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy lớp xóa mù chữ, thầy đã thể hiện tinh thần tiên phong, gắn bó sâu sát với học viên. Từ việc chuẩn bị bài giảng phù hợp đến việc động viên từng cá nhân đến lớp, thầy đều thực hiện rất chỉn chu và tận tâm.
Không chỉ gói gọn vai trò trong lớp học, thầy Cao Hữu Tuyến còn miệt mài gieo mầm tinh thần hiếu học tới từng ngôi nhà, từng bản làng xa xôi. Thầy chủ động phối hợp với các tổ chức và đoàn thể địa phương, kiên trì vận động bà con đến lớp, từng bước thắp sáng khát vọng học tập suốt đời nơi miền cao còn nhiều khó khăn. Chính sự tận tâm bền bỉ ấy đã khiến thầy Tuyến trở thành tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xóa mù chữ nơi vùng cao".
Công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn
GD&TĐ - Sáng 23/7, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự lễ công bố Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quy Nhơn, nhiệm kỳ 2025-2030.
2025-07-23 09:39
Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn 17-22
GD&TĐ - Ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 22, theo thông báo của nhà trường sáng 23/7.
2025-07-23 09:38
Trường học TPHCM ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
2025-07-23 09:38
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:37
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:31
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2025
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
Người mang chữ lên cao nguyên Dào San cho bà con dân tộc Mông