Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Cú hích đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá
2025/07/24 09:05
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên áp dụng Chương trình GDPT 2018.
Với định hướng đánh giá năng lực và khả năng vận dụng kiến thức, thay vì chỉ kiểm tra mức độ ghi nhớ, đề thi đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thay đổi cách dạy - học và kiểm tra - đánh giá.
Dùng dằng mới - cũ
Bà Trần Thị Kim Vân - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho biết: “Trong tháng 8/2025, khi sinh hoạt chuyên môn để chuẩn bị cho năm học 2025 - 2026, nhà trường sẽ yêu cầu các tổ chuyên môn phân tích kết quả thi của học sinh theo từng môn học để có cơ sở điều chỉnh công tác dạy - học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 cũng như đáp ứng yêu cầu của đề thi tốt nghiệp theo chương trình mới”.
Tuy nhiên, bà Vân thừa nhận, một bộ phận giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục vẫn còn theo lối mòn, nguồn bài tập các thầy cô tận dụng lại kho bài của Chương trình GDPT 2006 nên không bám sát được yêu cầu cần đạt của bài học, môn học. Bà Vân đơn cử như với môn Toán, dù trong kiểm tra đánh giá định kỳ của nhà trường vẫn có lượng câu hỏi nhất định các bài toán vận dụng thực tiễn, nhưng chưa thực sự phong phú cả về tình huống lẫn ngữ liệu về đời sống. Nên khi đề thi cho các bài toán vận dụng thực tế, các em phải mất một lượng thời gian nhất định để đọc - hiểu câu từ trong bài, tìm được “từ khóa” để quy về các kiến thức, dạng toán.
Về phía học sinh, theo bà Trần Thị Kim Vân, cần bỏ thói quen học theo đề cương trước mỗi kỳ kiểm tra định kỳ. Học sinh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn bài tập do thầy cô giao nhiệm vụ sau mỗi tiết học, mỗi chuyên đề... nên gần như chỉ tiếp nhận kiến thức thụ động.
Cũng có cùng quan điểm, ông Thạch Cảnh Bê - Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Đức Phổ (Khánh Cường, Quảng Ngãi) cho rằng, các hoạt động dạy - học và kiểm tra - đánh giá của giáo viên chưa được thiết kế bài bản theo hướng phát triển năng lực nhằm khơi gợi tiềm năng, tạo động lực học tập cho học sinh.
Ông Bê ví dụ, với môn Ngữ văn, dù chủ trương không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa đưa vào đề kiểm tra, đề thi, thế nhưng, nhiều giáo viên vẫn loay hoay chưa tìm ra được cách dạy phù hợp. Chưa kể là nhiều học sinh không có vốn sống xã hội, chưa có thói quen đặt câu hỏi và tìm cách lý giải mà tiếp nhận một chiều từ thầy cô.
“Ban giám hiệu nhà trường xác định, với môn Ngữ văn, tổ chuyên môn phải định hướng cho giáo viên xây dựng các chuyên đề phù hợp, tương ứng với ngữ liệu và kiến thức trong sách giáo khoa để rèn học sinh cả kiến thức, kỹ năng diễn đạt..., qua đó đáp ứng được yêu cầu của đề thi như hiện nay”, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Đức Phổ thông tin.
Năm học 2025 - 2026, Trường THPT số 2 Đức Phổ dự kiến phân lớp cho học sinh trúng tuyển vào lớp 10 theo hướng phù hợp với năng lực tiếp nhận. “Cách phân chia này góp phần thúc đẩy giáo viên dạy học theo hướng cá nhân hóa, giúp phát triển năng lực của từng học trò và gắn với định hướng nghề nghiệp trong tương lai”, ông Bê thông tin.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại (Hòa Xuân, Đà Nẵng) trong một tiết học STEM. Ảnh: NTCC
Dạy phương pháp học tập bộ môn
Cô Lê Thị Kim Bông - Tổ trưởng Tổ Hóa học, Trường THPT Bình Sơn (Bình Sơn, Quảng Ngãi) nhận xét: “Đề thi môn Hóa học của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Vì vậy, đề sẽ dài bởi không bắt học sinh ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc mà cung cấp các thông tin liên quan ngay trong câu hỏi. Học sinh buộc phải nắm chắc khái niệm, chọn lọc thông tin để xử lý nên phải có khả năng đọc hiểu văn bản khoa học”.
Ngoài ra, theo cô Lê Thị Kim Bông, một số câu hỏi của đề thi tốt nghiệp môn Hóa học còn thể hiện đúng quy trình STEM, trong đó, có đặt câu hỏi nghiên cứu, đưa ra giả thiết, nghiên cứu, xử lý số liệu... Vì vậy, giáo viên và học sinh buộc phải thay đổi cách dạy - học.
“Giáo viên phải tăng cường làm thí nghiệm và tập cho học sinh làm quen với từng quy trình STEM nhỏ. Trong điều kiện dạy học không thể tiến hành nhiều thí nghiệm, thầy cô có thể xây dựng thí nghiệm ảo. Nhiều trang về dạy học môn Hóa có video quay thực tế từng bước các thí nghiệm trong mỗi bài học. Thầy cô cũng có thể sử dụng phần mềm để hướng dẫn học sinh quy trình làm thí nghiệm ảo”, cô Bông thông tin.
Là Tổ trưởng Tổ Ngữ văn Trường THPT Trần Phú (Hải Châu, Đà Nẵng), thầy Nguyễn Đình Hòa nhấn mạnh, học sinh cần nắm vững tri thức thể loại được cung cấp trong phần tri thức ngữ văn ở đầu mỗi bài học.
“Thiết kế các bộ sách giáo khoa khối lớp có sự tương đồng về thể loại nhưng nâng cao về hệ thống tri thức. Các em cần hệ thống lại tri thức thể loại được xây dựng xuyên suốt toàn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 12. Hoặc ít nhất trong chương trình cấp THPT mà các em đang theo học. Đây là cơ sở để người học trả lời các câu hỏi đọc hiểu cũng như viết bài luận phân tích một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn học”, thầy Hòa gợi ý.
Ngoài ra, học sinh cần nắm vững phần tiếng Việt. “Câu hỏi thường xuyên suốt từ lớp 6 lên đến lớp 12 nên các em cần xâu chuỗi hệ thống kiến thức tiếng Việt được dạy trong chương trình. Lưu ý cách diễn đạt một số kiến thức về tiếng Việt và ngữ pháp trong Chương trình GDPT 2018 khác với Chương trình GDPT 2006”.
Theo thầy Nguyễn Đình Hòa, nhiều người cho rằng câu hỏi đọc - hiểu thì chỉ cần hỏi gì trả lời đấy. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. “Ở câu hỏi mức độ thông hiểu, các em cần trả lời ở mức nhận biết rồi mới đến thông hiểu. Ví dụ, khi hỏi về tác dụng hoặc hiệu quả của biện pháp tu từ, các em cần chỉ ra những từ ngữ thực hiện biện pháp tu từ ấy rồi mới nêu tác dụng/hiệu quả.
Nếu không cẩn thận, các em sẽ mất điểm phần chỉ ra từ ngữ nếu chỉ trả lời luôn tác dụng/hiệu quả của biện pháp tu từ. Tương tự như vậy, câu hỏi ở mức vận dụng cần trả lời ở mức hiểu trước. Ví dụ như câu hỏi từ một vấn đề đặt ra trong văn bản, em có suy nghĩ gì…thì cần nêu ra mình hiểu vấn đề đặt ra trong văn bản rồi mới nêu suy nghĩ thì mới có thể đạt điểm tối đa”, thầy Hòa gợi ý.
“Nếu học sinh chỉ quen luyện thi bằng cách giải đi giải lại các dạng bài sẽ khó để giải quyết các câu hỏi vận dụng cao. Thay vào đó, cần trang bị cho người học năng lực giải quyết vấn đề, biết liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu của cuộc sống. Mà vấn đề của cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, không thể luyện đề một cách máy móc như trước kia được”, cô Lê Thị Kim Bông - Tổ trưởng Tổ Hóa học, Trường THPT Bình Sơn (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho hay.
Học sinh Đà Nẵng sau buổi thi môn tự chọn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: PV
Với định hướng đánh giá năng lực và khả năng vận dụng kiến thức, thay vì chỉ kiểm tra mức độ ghi nhớ, đề thi đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thay đổi cách dạy - học và kiểm tra - đánh giá.
Dùng dằng mới - cũ
Bà Trần Thị Kim Vân - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho biết: “Trong tháng 8/2025, khi sinh hoạt chuyên môn để chuẩn bị cho năm học 2025 - 2026, nhà trường sẽ yêu cầu các tổ chuyên môn phân tích kết quả thi của học sinh theo từng môn học để có cơ sở điều chỉnh công tác dạy - học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 cũng như đáp ứng yêu cầu của đề thi tốt nghiệp theo chương trình mới”.
Tuy nhiên, bà Vân thừa nhận, một bộ phận giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục vẫn còn theo lối mòn, nguồn bài tập các thầy cô tận dụng lại kho bài của Chương trình GDPT 2006 nên không bám sát được yêu cầu cần đạt của bài học, môn học. Bà Vân đơn cử như với môn Toán, dù trong kiểm tra đánh giá định kỳ của nhà trường vẫn có lượng câu hỏi nhất định các bài toán vận dụng thực tiễn, nhưng chưa thực sự phong phú cả về tình huống lẫn ngữ liệu về đời sống. Nên khi đề thi cho các bài toán vận dụng thực tế, các em phải mất một lượng thời gian nhất định để đọc - hiểu câu từ trong bài, tìm được “từ khóa” để quy về các kiến thức, dạng toán.
Về phía học sinh, theo bà Trần Thị Kim Vân, cần bỏ thói quen học theo đề cương trước mỗi kỳ kiểm tra định kỳ. Học sinh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn bài tập do thầy cô giao nhiệm vụ sau mỗi tiết học, mỗi chuyên đề... nên gần như chỉ tiếp nhận kiến thức thụ động.
Cũng có cùng quan điểm, ông Thạch Cảnh Bê - Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Đức Phổ (Khánh Cường, Quảng Ngãi) cho rằng, các hoạt động dạy - học và kiểm tra - đánh giá của giáo viên chưa được thiết kế bài bản theo hướng phát triển năng lực nhằm khơi gợi tiềm năng, tạo động lực học tập cho học sinh.
Ông Bê ví dụ, với môn Ngữ văn, dù chủ trương không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa đưa vào đề kiểm tra, đề thi, thế nhưng, nhiều giáo viên vẫn loay hoay chưa tìm ra được cách dạy phù hợp. Chưa kể là nhiều học sinh không có vốn sống xã hội, chưa có thói quen đặt câu hỏi và tìm cách lý giải mà tiếp nhận một chiều từ thầy cô.
“Ban giám hiệu nhà trường xác định, với môn Ngữ văn, tổ chuyên môn phải định hướng cho giáo viên xây dựng các chuyên đề phù hợp, tương ứng với ngữ liệu và kiến thức trong sách giáo khoa để rèn học sinh cả kiến thức, kỹ năng diễn đạt..., qua đó đáp ứng được yêu cầu của đề thi như hiện nay”, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Đức Phổ thông tin.
Năm học 2025 - 2026, Trường THPT số 2 Đức Phổ dự kiến phân lớp cho học sinh trúng tuyển vào lớp 10 theo hướng phù hợp với năng lực tiếp nhận. “Cách phân chia này góp phần thúc đẩy giáo viên dạy học theo hướng cá nhân hóa, giúp phát triển năng lực của từng học trò và gắn với định hướng nghề nghiệp trong tương lai”, ông Bê thông tin.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại (Hòa Xuân, Đà Nẵng) trong một tiết học STEM. Ảnh: NTCC
Dạy phương pháp học tập bộ môn
Cô Lê Thị Kim Bông - Tổ trưởng Tổ Hóa học, Trường THPT Bình Sơn (Bình Sơn, Quảng Ngãi) nhận xét: “Đề thi môn Hóa học của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Vì vậy, đề sẽ dài bởi không bắt học sinh ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc mà cung cấp các thông tin liên quan ngay trong câu hỏi. Học sinh buộc phải nắm chắc khái niệm, chọn lọc thông tin để xử lý nên phải có khả năng đọc hiểu văn bản khoa học”.
Ngoài ra, theo cô Lê Thị Kim Bông, một số câu hỏi của đề thi tốt nghiệp môn Hóa học còn thể hiện đúng quy trình STEM, trong đó, có đặt câu hỏi nghiên cứu, đưa ra giả thiết, nghiên cứu, xử lý số liệu... Vì vậy, giáo viên và học sinh buộc phải thay đổi cách dạy - học.
“Giáo viên phải tăng cường làm thí nghiệm và tập cho học sinh làm quen với từng quy trình STEM nhỏ. Trong điều kiện dạy học không thể tiến hành nhiều thí nghiệm, thầy cô có thể xây dựng thí nghiệm ảo. Nhiều trang về dạy học môn Hóa có video quay thực tế từng bước các thí nghiệm trong mỗi bài học. Thầy cô cũng có thể sử dụng phần mềm để hướng dẫn học sinh quy trình làm thí nghiệm ảo”, cô Bông thông tin.
Là Tổ trưởng Tổ Ngữ văn Trường THPT Trần Phú (Hải Châu, Đà Nẵng), thầy Nguyễn Đình Hòa nhấn mạnh, học sinh cần nắm vững tri thức thể loại được cung cấp trong phần tri thức ngữ văn ở đầu mỗi bài học.
“Thiết kế các bộ sách giáo khoa khối lớp có sự tương đồng về thể loại nhưng nâng cao về hệ thống tri thức. Các em cần hệ thống lại tri thức thể loại được xây dựng xuyên suốt toàn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 12. Hoặc ít nhất trong chương trình cấp THPT mà các em đang theo học. Đây là cơ sở để người học trả lời các câu hỏi đọc hiểu cũng như viết bài luận phân tích một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn học”, thầy Hòa gợi ý.
Ngoài ra, học sinh cần nắm vững phần tiếng Việt. “Câu hỏi thường xuyên suốt từ lớp 6 lên đến lớp 12 nên các em cần xâu chuỗi hệ thống kiến thức tiếng Việt được dạy trong chương trình. Lưu ý cách diễn đạt một số kiến thức về tiếng Việt và ngữ pháp trong Chương trình GDPT 2018 khác với Chương trình GDPT 2006”.
Theo thầy Nguyễn Đình Hòa, nhiều người cho rằng câu hỏi đọc - hiểu thì chỉ cần hỏi gì trả lời đấy. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. “Ở câu hỏi mức độ thông hiểu, các em cần trả lời ở mức nhận biết rồi mới đến thông hiểu. Ví dụ, khi hỏi về tác dụng hoặc hiệu quả của biện pháp tu từ, các em cần chỉ ra những từ ngữ thực hiện biện pháp tu từ ấy rồi mới nêu tác dụng/hiệu quả.
Nếu không cẩn thận, các em sẽ mất điểm phần chỉ ra từ ngữ nếu chỉ trả lời luôn tác dụng/hiệu quả của biện pháp tu từ. Tương tự như vậy, câu hỏi ở mức vận dụng cần trả lời ở mức hiểu trước. Ví dụ như câu hỏi từ một vấn đề đặt ra trong văn bản, em có suy nghĩ gì…thì cần nêu ra mình hiểu vấn đề đặt ra trong văn bản rồi mới nêu suy nghĩ thì mới có thể đạt điểm tối đa”, thầy Hòa gợi ý.
“Nếu học sinh chỉ quen luyện thi bằng cách giải đi giải lại các dạng bài sẽ khó để giải quyết các câu hỏi vận dụng cao. Thay vào đó, cần trang bị cho người học năng lực giải quyết vấn đề, biết liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu của cuộc sống. Mà vấn đề của cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, không thể luyện đề một cách máy móc như trước kia được”, cô Lê Thị Kim Bông - Tổ trưởng Tổ Hóa học, Trường THPT Bình Sơn (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho hay.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Cú hích đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá