Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn
2025/07/21 11:09
(CLO) Từ nay đến 17h ngày 28/7, thí sinh trên cả nước có thể đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Đây là cơ hội vàng để các em thí sinh định hình lại chiến lược tuyển sinh, mở rộng cánh cửa vào đại học đúng ngành yêu thích. Tuy nhiên, đi kèm với đó là lời nhắc nhở từ các chuyên gia tuyển sinh: "Cơ hội chỉ đến với người chủ động và tỉnh táo".
Theo kế hoạch, vào ngày 21 hoặc 22/7 tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ công bố bách phân vị của 5 tổ hợp truyền thống gồm A00, A01, B00, C00, D01.
Đây là dữ liệu tham khảo quan trọng giúp thí sinh xác định vị trí tương quan điểm thi của mình so với toàn quốc, từ đó có thêm căn cứ để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.
Cùng thời điểm đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cũng sẽ được công bố. Những dữ liệu này đóng vai trò "chỉ đường" để thí sinh không đặt nguyện vọng vào những ngành mà điểm số không đủ điều kiện xét tuyển.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, thí sinh và phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình nhập liệu, kiểm tra kỹ thông tin cá nhân, điểm thi, học bạ và các chứng chỉ như IELTS, TOEFL… bởi đây là căn cứ xét tuyển.
"Nếu thí sinh hoàn thành tất cả các bước nhưng quên nhấn nút nộp thì coi như hệ thống không ghi nhận bất cứ thông tin nào", ông Thảo lưu ý.
Riêng với những em đăng ký vào các trường Công an, Quân đội, cần theo dõi sát kết quả sơ tuyển và đảm bảo đã vượt qua vòng này thì mới đủ điều kiện xét tuyển tiếp theo.
Chia sẻ về “chiến thuật” đặt nguyện vọng thông minh, ThS Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông & Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng, thí sinh nên chia các nguyện vọng thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Những ngành học yêu thích, đam mê, dù điểm chuẩn có thể cao hơn năng lực hiện tại. Đây là những lựa chọn mang tính "đặt cược" nhưng cũng có thể là cơ hội nếu điểm chuẩn năm nay biến động.
Nhóm 2: Những ngành vừa sức, có khả năng đỗ cao hơn và phù hợp năng lực thực tế.
Nhóm 3: Nhóm "phòng thủ", là những ngành chắc chắn trúng tuyển, đảm bảo có suất vào đại học.
“Nhiều em có điểm rất cao nhưng chọn sai ngành, học trái sở trường dẫn đến mất động lực, học không đến nơi đến chốn. Tốt nghiệp xong ra trường cũng khó phát triển, làm việc không bằng đam mê sẽ khó bền lâu”, ông Trung chia sẻ.
Học sinh nên chọn ngành nghề phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực và định hướng của bản thân.
Tâm lý chạy theo các ngành “hot” với điểm chuẩn cao là điều phổ biến ở nhiều thí sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục khuyến cáo điều này có thể mang lại hệ lụy lâu dài nếu thí sinh không thực sự hiểu bản thân và định hướng nghề nghiệp.
ThS Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh: “Hãy chọn ngành học phù hợp với đam mê, sở thích và năng lực. Đó mới là con đường giúp các em học tốt, phát triển đúng hướng và có sự nghiệp bền vững”.
Ông cũng khuyến nghị thí sinh nên chủ động tìm hiểu thông tin ngành nghề, hỏi trực tiếp các thầy cô trong trường, cựu sinh viên, hoặc qua nhiều kênh truyền thông, diễn đàn uy tín.
Một lưu ý quan trọng là thí sinh không nên để sát thời hạn mới đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng, bởi có thể gặp tình trạng nghẽn mạng hoặc quên thao tác lưu dữ liệu.
Thí sinh cần kiểm tra kỹ thông tin, bổ sung các điểm số còn thiếu, đặc biệt là điểm học bạ và các chứng chỉ ngoại ngữ trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ.
“Ngay từ bây giờ, nếu đã xác định được ngành yêu thích, các em nên đăng ký luôn. Hệ thống cho phép điều chỉnh không giới hạn số lần nên có thể thay đổi sau nếu cần”, ông Trung nói.
Bộ GD&ĐT đang tạo điều kiện tối đa để thí sinh có thể định vị bản thân và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng chính các em mới là người nắm trong tay quyền quyết định. Đăng ký kịp thời, lựa chọn cẩn trọng, tránh tâm lý a dua và thấu hiểu chính mình – đó là những “chìa khóa” để mở cánh cửa đại học đúng hướng, đúng nghề, đúng đam mê.
Đây là cơ hội vàng để các em thí sinh định hình lại chiến lược tuyển sinh, mở rộng cánh cửa vào đại học đúng ngành yêu thích. Tuy nhiên, đi kèm với đó là lời nhắc nhở từ các chuyên gia tuyển sinh: "Cơ hội chỉ đến với người chủ động và tỉnh táo".
Theo kế hoạch, vào ngày 21 hoặc 22/7 tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ công bố bách phân vị của 5 tổ hợp truyền thống gồm A00, A01, B00, C00, D01.
Lưu ý thí sinh cần tránh chọn ngành theo điểm chuẩn, chạy theo những ngành hot, có điểm chuẩn cao.
Đây là dữ liệu tham khảo quan trọng giúp thí sinh xác định vị trí tương quan điểm thi của mình so với toàn quốc, từ đó có thêm căn cứ để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.
Cùng thời điểm đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cũng sẽ được công bố. Những dữ liệu này đóng vai trò "chỉ đường" để thí sinh không đặt nguyện vọng vào những ngành mà điểm số không đủ điều kiện xét tuyển.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, thí sinh và phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình nhập liệu, kiểm tra kỹ thông tin cá nhân, điểm thi, học bạ và các chứng chỉ như IELTS, TOEFL… bởi đây là căn cứ xét tuyển.
"Nếu thí sinh hoàn thành tất cả các bước nhưng quên nhấn nút nộp thì coi như hệ thống không ghi nhận bất cứ thông tin nào", ông Thảo lưu ý.
Riêng với những em đăng ký vào các trường Công an, Quân đội, cần theo dõi sát kết quả sơ tuyển và đảm bảo đã vượt qua vòng này thì mới đủ điều kiện xét tuyển tiếp theo.
Chia sẻ về “chiến thuật” đặt nguyện vọng thông minh, ThS Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông & Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng, thí sinh nên chia các nguyện vọng thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Những ngành học yêu thích, đam mê, dù điểm chuẩn có thể cao hơn năng lực hiện tại. Đây là những lựa chọn mang tính "đặt cược" nhưng cũng có thể là cơ hội nếu điểm chuẩn năm nay biến động.
Nhóm 2: Những ngành vừa sức, có khả năng đỗ cao hơn và phù hợp năng lực thực tế.
Nhóm 3: Nhóm "phòng thủ", là những ngành chắc chắn trúng tuyển, đảm bảo có suất vào đại học.
“Nhiều em có điểm rất cao nhưng chọn sai ngành, học trái sở trường dẫn đến mất động lực, học không đến nơi đến chốn. Tốt nghiệp xong ra trường cũng khó phát triển, làm việc không bằng đam mê sẽ khó bền lâu”, ông Trung chia sẻ.
Học sinh nên chọn ngành nghề phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực và định hướng của bản thân.
Tâm lý chạy theo các ngành “hot” với điểm chuẩn cao là điều phổ biến ở nhiều thí sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục khuyến cáo điều này có thể mang lại hệ lụy lâu dài nếu thí sinh không thực sự hiểu bản thân và định hướng nghề nghiệp.
ThS Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh: “Hãy chọn ngành học phù hợp với đam mê, sở thích và năng lực. Đó mới là con đường giúp các em học tốt, phát triển đúng hướng và có sự nghiệp bền vững”.
Ông cũng khuyến nghị thí sinh nên chủ động tìm hiểu thông tin ngành nghề, hỏi trực tiếp các thầy cô trong trường, cựu sinh viên, hoặc qua nhiều kênh truyền thông, diễn đàn uy tín.
Một lưu ý quan trọng là thí sinh không nên để sát thời hạn mới đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng, bởi có thể gặp tình trạng nghẽn mạng hoặc quên thao tác lưu dữ liệu.
Thí sinh cần kiểm tra kỹ thông tin, bổ sung các điểm số còn thiếu, đặc biệt là điểm học bạ và các chứng chỉ ngoại ngữ trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ.
“Ngay từ bây giờ, nếu đã xác định được ngành yêu thích, các em nên đăng ký luôn. Hệ thống cho phép điều chỉnh không giới hạn số lần nên có thể thay đổi sau nếu cần”, ông Trung nói.
Bộ GD&ĐT đang tạo điều kiện tối đa để thí sinh có thể định vị bản thân và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng chính các em mới là người nắm trong tay quyền quyết định. Đăng ký kịp thời, lựa chọn cẩn trọng, tránh tâm lý a dua và thấu hiểu chính mình – đó là những “chìa khóa” để mở cánh cửa đại học đúng hướng, đúng nghề, đúng đam mê.
‘Conan 28’ gây địa chấn phòng vé Việt, hai ngày càn quét gần 50 tỷ đồng
(CLO) Theo thống kê từ Box Office Vietnam, tính đến sáng 21/7, "Thám tử lừng danh Conan: Dư ảnh của độc nhãn" (tức Movie 28) đã chính thức ra rạp và thu về 48,5 tỷ đồng. Doanh thu này đến từ các suất chiếu sớm trong hai ngày cuối tuần cùng lượng vé đặt trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của bộ phim tại thị trường Việt Nam.
2025-07-21 07:23
Cao Bằng nỗ lực xóa mù chữ, mở đường cho phát triển bền vững
GD&TĐ - Những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn nỗ lực đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại vùng khó.
2025-07-21 07:22
Nóng trong tuần: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT; triển khai thi hành Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, triển khai thi hành Luật Nhà giáo, kết quả Olympic Toán quốc tế là thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
2025-07-21 07:19
Trợ thủ của cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con thời hiện đại
GD&TĐ - TikToker triệu view “Sếp An Nhàn” ra mắt sách nuôi dạy con với tên gọi độc đáo “Tình huống khó - gặp bố mẹ cao thủ”.
2025-07-21 07:16
Tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2025: Chọn nghề vững chắc, không lo thất nghiệp
GD&TĐ - Chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sẽ mang đến thông tin thiết thực về lựa chọn nghề nghiệp.
2025-07-21 07:15
Nam sinh điểm tổ hợp A00 cao nhất tỉnh Lạng Sơn chia sẻ bí quyết 'vừa học vừa chơi'
GD&TĐ - Đi thi với tâm lý thoải mái, không đặt nặng kết quả, Nguyễn Danh Nhân “ẵm” danh hiệu thí sinh cao điểm nhất khối A00 tỉnh Lạng Sơn với 29 điểm.
2025-07-21 07:14
Ngành GD&ĐT Ninh Bình sẵn sàng phương án phòng, chống bão số 3
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản hỏa tốc gửi các trường, cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão WIPHA).
2025-07-21 07:13
Thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển
GD&TĐ - Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển nhưng bắt buộc đăng ký trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
2025-07-21 07:12
Cú hích cho chất lượng và công bằng giáo dục
GD&TĐ - Thực hiện sáp nhập và chính quyền địa phương 2 cấp được xem như “cú hích” nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
2025-07-21 06:57
Điểm chuẩn khối Sức khỏe 2025 sẽ “hạ nhiệt”?
(CLO) Trong khi tỷ lệ điểm dưới trung bình môn Sinh học tăng vọt, số bài thi đạt 7 điểm trở lên lại tụt sâu, khiến cánh cửa vào những ngành học danh giá này trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Liệu điểm chuẩn ngành Sức khỏe 2025 có "hạ nhiệt"?