GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.
Ảnh minh họa INT.
Đây là xu hướng tích cực, không chỉ mở thêm nhiều cơ hội cho thí sinh mà còn động viên phong trào học tiếng Anh ở bậc phổ thông, góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ của người Việt.
Tuy vậy, trước xu hướng xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, câu chuyện bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục được đặt ra, bởi số đông học sinh vùng nông thôn, sâu, xa không có điều kiện học và thi các chứng chỉ này.
Mùa tuyển sinh 2025, dù có chứng chỉ quốc tế, thí sinh không được tuyển thẳng như trước, nhưng với quy định xét tuyển quy đổi theo thang điểm 10 hoặc cộng điểm ưu tiên với mức điểm cộng tối đa 3 điểm trong thang đo 30, những em sở hữu chứng chỉ quốc tế sẽ rất có lợi.
Đặc biệt, khi đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm nay được đánh giá khó, thí sinh IELTS 7.0 nếu làm có thể chỉ được khoảng 7 - 8 điểm, mà mức IELTS 6.5 được nhiều trường quy đổi thành 10 điểm, thì vấn đề bất bình đẳng trong xét tuyển càng “nóng” hơn.
Tìm giải pháp để vừa giữ được hiệu ứng tích cực của việc xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh, vừa động viên học sinh yếu thế đầu tư, học tốt hơn môn học này đã và đang được bàn thảo ở nhiều diễn đàn. Trong bối cảnh này, đẩy mạnh sự phủ sóng của chứng chỉ tiếng Anh nội địa - VSTEP được nhiều người đề cập đến.
Từ năm 2024, VSTEP đã được Bộ GD&ĐT cho phép sử dụng để xét tốt nghiệp THPT. Số lượng trường đại học được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ VSTEP tăng mạnh, từ hơn 20 (năm 2024) lên 38 cơ sở (tính đến tháng 4/2025).
Một số cơ sở giáo dục đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Học viện Báo chí và Tuyên truyền… đã sử dụng VSTEP để xét tuyển đầu vào và đánh giá mức độ tin cậy của chứng chỉ này rất cao.
Bên cạnh đó VSTEP có nhiều ưu điểm phù hợp với số đông học sinh như: Được thiết kế dành riêng cho người Việt, nội dung đề thi bám sát chương trình phổ thông, chi phí thi chỉ từ 1,2 - 1,8 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với các chứng chỉ quốc tế.
VSTEP có nhiều lợi thế phù hợp với cả học sinh vùng khó khăn, thế nhưng hiện nay số trường đại học xét tuyển chứng chỉ này còn hạn chế so với xét chứng chỉ quốc tế. Nhiều thí sinh vẫn chọn thi IELTS, TOEFL… thay vì VSTEP. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý nhất là VSTEP chưa hoàn thiện về hệ thống tài liệu học thuật.
Nhiều thí sinh và giáo viên cho biết với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác, không khó để người học tìm được tài liệu luyện tập sát với đề thi, trong khi đó, từ khi kỳ thi VSTEP ra đời đến nay chưa có bộ sách chính thống nào về chứng chỉ này. Phần lớn tài liệu hiện nay do các trung tâm luyện thi biên soạn.
Điều này khiến quá trình tự ôn luyện của người học gặp nhiều khó khăn, nên VSTEP bớt đi tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó công tác truyền thông, nâng cao nhận thức để học sinh chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu cũng như điều kiện kinh tế cũng chưa được đầu tư bài bản.
Đầu tư sớm vào một số chứng chỉ tiếng Anh không chỉ giúp thí sinh rộng cơ hội vào đại học mà còn là phần hành trang thiết yếu để hội nhập toàn cầu. Để học sinh vùng khó có cơ hội bình đẳng như vùng có điều kiện, việc tăng sức hút và nhân rộng kỳ thi VSTEP là giải pháp ý nghĩa.
Bên cạnh đó, việc thống nhất một khung tiêu chuẩn trong cộng điểm, quy đổi chứng chỉ tiếng Anh trong xét tuyển đại học cũng là việc làm cần thiết, để vừa bảo đảm công bằng trong giáo dục, vừa góp phần tăng năng lực ngoại ngữ cho người Việt.
'Tủ sách của tình thân': Hành trình tái sinh từ trang sách của chàng trai liệt tứ chi
(CLO) Không thể đứng dậy, nhưng không bao giờ gục ngã – đó là cách Quách Văn Sơn, chàng trai người Mường sinh năm 1988, đã lựa chọn để đi qua giông bão cuộc đời và viết nên hành trình hồi sinh đầy cảm hứng từ chính đôi tay bất động của mình.
5 hours ago
Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế
GD&TĐ - Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.
6 hours ago
Giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ
GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ, càng không thể chỉ đóng vai trò "đào tạo" đơn thuần.
6 hours ago
'Công ty mẹ' của UNIQLO trao học bổng toàn phần cho 12 em học sinh THPT
GD&TĐ - Đây là năm thứ ba Tập đoàn Fast Retailing triển khai tại Việt Nam, nâng tổng số học sinh nhận học bổng lên 27 em trong ba năm qua.
6 hours ago
Trí tuệ nhân tạo tham gia sáng tạo nghệ thuật: Vai trò nghệ sĩ ở đâu?
GD&TĐ - Khi AI tham gia sáng tạo nghệ thuật, chỉn chu như ý con người muốn thì vai trò của con người ở đâu?
6 hours ago
Bức tranh giáo dục ở Quảng Trị sau sáp nhập
GD&TĐ - Tỉnh Quảng Trị mới sau sáp nhập với Quảng Bình, có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người.
6 hours ago
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gia hạn thời gian nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến ngày 10/7
(CLO) Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa thông báo kéo dài thời hạn nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển đối với học sinh giỏi, tài năng các trường trung học phổ thông (THPT) năm 2025 đến hết ngày 10/7, thay vì kết thúc vào ngày 25/6 như kế hoạch ban đầu.
11 hours ago
5 người bệnh ‘hồi sinh’ cuộc đời mới nhờ được hiến mô, tạng
(CLO) Vừa qua, Bệnh viện E triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.
11 hours ago
ĐHQGHN triển khai thí điểm chương trình Giáo sư thỉnh giảng
GD&TĐ - Ngày 3/7, Giám đốc ĐHQGHN ký Quyết định số 3436/QĐ-ĐHQGHN về về việc ban hành thí điểm Chương trình Giáo sư thỉnh giảng tại ĐHQGHN.
11 hours ago
Thắng áp đảo U21, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vào bán kết VTV Cup 2025
(CLO) Tối 3/7, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã giành chiến thắng áp đảo với tỷ số 25-9 trước U21 Việt Nam sau 3 set đấu, qua đó giành tấm vé vào bán kết giải đấu VTV Cup 2025.