Chiến thuật ôn tập hiệu quả môn Lịch sử theo Chương trình mới
2025/05/24 11:22
GD&TĐ - Các giáo viên đưa ra một số lưu ý để thí sinh ôn tập hiệu quả môn Lịch sử theo Chương trình GDPT 2018, sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Ôn tập theo từng chuyên đề
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, cô Đoàn Hà - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Hoài Đức C (Hà Nội) nhấn mạnh, chỉ còn khoảng một tháng nữa các thí sinh sẽ chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là giai đoạn "nước rút" quan trọng để học sinh củng cố lại các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Theo đó, lớp 12 có nhiều chủ đề mới, tổ bộ môn của nhà trường đã họp chuyên môn để tập trung vào các nội dung quan trọng, sau đó tập huấn theo lịch của Sở GD&ĐT; bám sát cấu trúc đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT công bố để xây dựng ma trận đề thi cho học sinh ôn luyện.
Thầy cô chia theo từng chủ đề để cho học sinh ôn tập. Tổ bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi theo các mức độ khác nhau, tìm tư liệu từ các văn bản chính thống. Sau đó cho học trò luyện đề, giáo viên giải đề và phân tích những lỗi sai thường gặp. Thầy cô phân loại học sinh từ các em có học lực giỏi cho đến những em học còn yếu để có cách ôn phù hợp.
Học sinh Trường THPT Hoài Đức C, Hà Nội - đơn vị vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Ảnh: Đình Tuệ.
Không chỉ vậy, thầy cô cũng tận dụng lợi thế của CNTT và lập ra các nhóm trên Zalo để hỗ trợ học sinh. Nhóm giáo viên Lịch sử có thể giao bài tập cho các em qua nhiều ứng dụng như Azota, Quizzi và có thể kiểm tra đáp án và điểm luôn. Học sinh có thể tự động bấm vào để xem đáp án, số điểm mình đạt được. Giáo viên bộ môn và GVCN cùng phụ huynh động viên tinh thần để các em giảm áp lực.
"Điều quan trọng hàng đầu các em cần lưu ý là nên hệ thống hóa kiến thức lý thuyết theo sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê. Thầy cô kiểm tra đánh giá, ôn tập cũng bám sát cấu trúc đề thi mới; xây dựng ngân hàng đề luyện đa dạng và có gợi ý về các từ khóa để xây dựng nhiều câu hỏi khác nhau, các câu hỏi đúng sai cũng cần giải thích rõ ràng để thí sinh hiểu được bản chất vấn đề" - cô Đoàn Hà chia sẻ thêm.
Xác định lộ trình rõ ràng
Cô Kiều Oanh trong giờ ôn tập môn Lịch sử cho học sinh khối 12 những ngày cuối của năm học 2024-2025. Ảnh: Đình Tuệ.
Có nhiều năm công tác và giảng dạy Lịch sử tại Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cô Lò Thị Kiều Oanh nhấn mạnh, việc ôn tập cần phân chia nội dung theo chuyên đề để học dứt điểm từng phần. Hệ thống hóa kiến thức thành các chuyên đề lớn giúp sĩ tử ôn tập có lộ trình rõ ràng, tránh lan man, rối thông tin.
Sau mỗi chuyên đề, học sinh cần tự lập: Bản đồ tư duy hệ thống sự kiện; dòng thời gian (timeline) để nắm vững mối liên hệ giữa các sự kiện. Học lịch sử theo hệ thống: Sự kiện – Bối cảnh – Diễn biến – Kết quả – Ý nghĩa.
Để hiểu sâu sự kiện lịch sử, thí sinh cần tiếp cận có hệ thống gồm: Bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước trước sự kiện; các mốc thời gian và sự kiện chính yếu; kết quả có những thay đổi cụ thể gì sau sự kiện; ý nghĩa đối với dân tộc, quốc tế và các lực lượng xã hội khác. Học sinh nên ghi chú kiến thức theo bảng 4 cột để dễ hệ thống và ôn tập nhanh.
Cô trò cùng tổng hợp lại những kiến thức, kỹ năng cơ bản môn Lịch sử. Ảnh: Đình Tuệ.
Nội dung thi sẽ bám sát Chương trình GDPT mới, thí sinh phải hiểu bản chất sự kiện thay vì chỉ học thuộc chi tiết. Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao yêu cầu khả năng so sánh sự kiện; giải thích nguyên nhân – kết quả; đánh giá vai trò của nhân vật, tổ chức, chiến lược. Vì thế, các em nên tự đặt ra câu hỏi ngược cho mỗi bài như: Tại sao sự kiện này xảy ra? nếu thiếu yếu tố này, kết quả sẽ khác ra sao?
Theo cô Oanh, học sinh nên áp dụng phương pháp "ôn ngắn – lặp lại nhiều lần" để ghi nhớ lâu dài. Luyện tập trắc nghiệm và tự tạo đề mini bằng cách, mỗi tuần tự tổng hợp đề mini 15–20 câu: 60–70% câu nhận biết – thông hiểu; 30-40% vận dụng - vận dụng cao; đồng thời ghi lại các câu sai kèm giải thích ngắn để ôn tập có hệ thống.
Khi vào phòng thi và nhận đề, thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài, chú ý từ khóa và từ phủ định (không đúng, chưa từng); làm câu dễ trước, đánh dấu câu khó làm sau; phân bổ thời gian hợp lý. Nếu phân vân giữa hai đáp án, các em nên chọn phương án phù hợp với bản chất sự kiện, tránh cảm tính.
Các thí sinh chỉ còn một tháng nữa sẽ chính thức dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Đình Tuệ.
"Các em cần xây dựng thói quen học Lịch sử như 'kể chuyện có phân tích'. Xây dựng kế hoạch ôn thi khoa học, hợp lý; xác định mục tiêu điểm số cho từng môn. Tiếp đó là luyện đề định kỳ, tăng cường thực hành; phát triển kỹ năng tư duy, tổng hợp, phân tích. Tóm lại, học sinh cần lộ trình ôn thi thông minh; kỹ năng làm bài tốt; tâm lý vững vàng; kiên trì bền bỉ mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả ôn tập cao", cô Kiều Oanh chia sẻ.
Điểm quan trọng nữa mà cô Oanh lưu ý tới học sinh là nên học, đọc kỹ đề cương. Tích cực làm đề trên các nền tảng như: Google form, Quizzi, Azota và làm đi làm lại bao giờ đạt điểm yêu cầu thì chụp lại gửi vào nhóm cho thầy cô. Giáo viên sẽ gửi đề lên hệ thống phải có đáp án cùng giải thích chi tiết.
Thí sinh cùng giáo viên luyện đề thi thử của các Sở GD&ĐT và các trường trong cả nước thông qua các phần mềm giao bài, từ đó tìm lỗ hổng kiến thức để bồi thêm. Đồng thời rèn kỹ năng đọc, phân tích đề (dạng chọn đúng - sai). Nghiêm túc tự làm đề theo đúng thời gian thi như thi thật để rút kinh nghiệm, biết mình sai ở đâu để tự khắc phục phần còn thiếu.
Cô Đoàn Hà cùng học trò lớp 12 tích cực ôn tập môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Ảnh: Đình Tuệ.
Ôn tập theo từng chuyên đề
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, cô Đoàn Hà - giáo viên Lịch sử, Trường THPT Hoài Đức C (Hà Nội) nhấn mạnh, chỉ còn khoảng một tháng nữa các thí sinh sẽ chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là giai đoạn "nước rút" quan trọng để học sinh củng cố lại các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Theo đó, lớp 12 có nhiều chủ đề mới, tổ bộ môn của nhà trường đã họp chuyên môn để tập trung vào các nội dung quan trọng, sau đó tập huấn theo lịch của Sở GD&ĐT; bám sát cấu trúc đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT công bố để xây dựng ma trận đề thi cho học sinh ôn luyện.
Thầy cô chia theo từng chủ đề để cho học sinh ôn tập. Tổ bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi theo các mức độ khác nhau, tìm tư liệu từ các văn bản chính thống. Sau đó cho học trò luyện đề, giáo viên giải đề và phân tích những lỗi sai thường gặp. Thầy cô phân loại học sinh từ các em có học lực giỏi cho đến những em học còn yếu để có cách ôn phù hợp.
Học sinh Trường THPT Hoài Đức C, Hà Nội - đơn vị vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Ảnh: Đình Tuệ.
Không chỉ vậy, thầy cô cũng tận dụng lợi thế của CNTT và lập ra các nhóm trên Zalo để hỗ trợ học sinh. Nhóm giáo viên Lịch sử có thể giao bài tập cho các em qua nhiều ứng dụng như Azota, Quizzi và có thể kiểm tra đáp án và điểm luôn. Học sinh có thể tự động bấm vào để xem đáp án, số điểm mình đạt được. Giáo viên bộ môn và GVCN cùng phụ huynh động viên tinh thần để các em giảm áp lực.
"Điều quan trọng hàng đầu các em cần lưu ý là nên hệ thống hóa kiến thức lý thuyết theo sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê. Thầy cô kiểm tra đánh giá, ôn tập cũng bám sát cấu trúc đề thi mới; xây dựng ngân hàng đề luyện đa dạng và có gợi ý về các từ khóa để xây dựng nhiều câu hỏi khác nhau, các câu hỏi đúng sai cũng cần giải thích rõ ràng để thí sinh hiểu được bản chất vấn đề" - cô Đoàn Hà chia sẻ thêm.
Xác định lộ trình rõ ràng
Cô Kiều Oanh trong giờ ôn tập môn Lịch sử cho học sinh khối 12 những ngày cuối của năm học 2024-2025. Ảnh: Đình Tuệ.
Có nhiều năm công tác và giảng dạy Lịch sử tại Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cô Lò Thị Kiều Oanh nhấn mạnh, việc ôn tập cần phân chia nội dung theo chuyên đề để học dứt điểm từng phần. Hệ thống hóa kiến thức thành các chuyên đề lớn giúp sĩ tử ôn tập có lộ trình rõ ràng, tránh lan man, rối thông tin.
Sau mỗi chuyên đề, học sinh cần tự lập: Bản đồ tư duy hệ thống sự kiện; dòng thời gian (timeline) để nắm vững mối liên hệ giữa các sự kiện. Học lịch sử theo hệ thống: Sự kiện – Bối cảnh – Diễn biến – Kết quả – Ý nghĩa.
Để hiểu sâu sự kiện lịch sử, thí sinh cần tiếp cận có hệ thống gồm: Bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước trước sự kiện; các mốc thời gian và sự kiện chính yếu; kết quả có những thay đổi cụ thể gì sau sự kiện; ý nghĩa đối với dân tộc, quốc tế và các lực lượng xã hội khác. Học sinh nên ghi chú kiến thức theo bảng 4 cột để dễ hệ thống và ôn tập nhanh.
Cô trò cùng tổng hợp lại những kiến thức, kỹ năng cơ bản môn Lịch sử. Ảnh: Đình Tuệ.
Nội dung thi sẽ bám sát Chương trình GDPT mới, thí sinh phải hiểu bản chất sự kiện thay vì chỉ học thuộc chi tiết. Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao yêu cầu khả năng so sánh sự kiện; giải thích nguyên nhân – kết quả; đánh giá vai trò của nhân vật, tổ chức, chiến lược. Vì thế, các em nên tự đặt ra câu hỏi ngược cho mỗi bài như: Tại sao sự kiện này xảy ra? nếu thiếu yếu tố này, kết quả sẽ khác ra sao?
Theo cô Oanh, học sinh nên áp dụng phương pháp "ôn ngắn – lặp lại nhiều lần" để ghi nhớ lâu dài. Luyện tập trắc nghiệm và tự tạo đề mini bằng cách, mỗi tuần tự tổng hợp đề mini 15–20 câu: 60–70% câu nhận biết – thông hiểu; 30-40% vận dụng - vận dụng cao; đồng thời ghi lại các câu sai kèm giải thích ngắn để ôn tập có hệ thống.
Khi vào phòng thi và nhận đề, thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài, chú ý từ khóa và từ phủ định (không đúng, chưa từng); làm câu dễ trước, đánh dấu câu khó làm sau; phân bổ thời gian hợp lý. Nếu phân vân giữa hai đáp án, các em nên chọn phương án phù hợp với bản chất sự kiện, tránh cảm tính.
Các thí sinh chỉ còn một tháng nữa sẽ chính thức dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Đình Tuệ.
"Các em cần xây dựng thói quen học Lịch sử như 'kể chuyện có phân tích'. Xây dựng kế hoạch ôn thi khoa học, hợp lý; xác định mục tiêu điểm số cho từng môn. Tiếp đó là luyện đề định kỳ, tăng cường thực hành; phát triển kỹ năng tư duy, tổng hợp, phân tích. Tóm lại, học sinh cần lộ trình ôn thi thông minh; kỹ năng làm bài tốt; tâm lý vững vàng; kiên trì bền bỉ mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả ôn tập cao", cô Kiều Oanh chia sẻ.
Điểm quan trọng nữa mà cô Oanh lưu ý tới học sinh là nên học, đọc kỹ đề cương. Tích cực làm đề trên các nền tảng như: Google form, Quizzi, Azota và làm đi làm lại bao giờ đạt điểm yêu cầu thì chụp lại gửi vào nhóm cho thầy cô. Giáo viên sẽ gửi đề lên hệ thống phải có đáp án cùng giải thích chi tiết.
Thí sinh cùng giáo viên luyện đề thi thử của các Sở GD&ĐT và các trường trong cả nước thông qua các phần mềm giao bài, từ đó tìm lỗ hổng kiến thức để bồi thêm. Đồng thời rèn kỹ năng đọc, phân tích đề (dạng chọn đúng - sai). Nghiêm túc tự làm đề theo đúng thời gian thi như thi thật để rút kinh nghiệm, biết mình sai ở đâu để tự khắc phục phần còn thiếu.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Chiến thuật ôn tập hiệu quả môn Lịch sử theo Chương trình mới